Virus sinh dục bùng phát trên vũ trụ - chuyện gì đang xảy ra thế này?

Dù chỉ là virus Herpes - dạng virus cực kỳ phổ biến và thường không gây nhiều rắc rối, nhưng điều này cũng khiến giới chuyên gia phải lo ngại về mối đe dọa đến các chuyến du hành dài hơn sau này.

Các nhiệm vụ tại vũ trụ luôn có những rủi ro thường trực, nên nhiệm vụ của khoa học là thử nghiệm và xác nhận những hiện tượng lạ xảy ra, để từ đó hỗ trợ tốt hơn cho nhiệm vụ khai phá vũ trụ dài hạn sau này.

Và mới đây, các chuyên gia từ NASA xác nhận rằng có một hiện tượng lạ đang xảy ra: có một bộ phận các phi hành gia từng lên vũ trụ cho thấy sự tái xuất hiện của virus herpes (một dạng virus gây bệnh sinh dục), với tỉ lệ hơn 50%.


Có một bộ phận các phi hành gia từng lên vũ trụ cho thấy sự tái xuất hiện của virus herpes.

Trước khi đưa ra bất kỳ đánh giá nào, chúng ta cần biết rằng herpes là một loại bệnh có tính lây lan cao, với ước tính hơn 1/2 dân số thế giới đang mắc phải virus này mà không hề hay biết. Khi bị nhiễm, chúng sẽ "trốn" vào nằm im tại các hạch thần kinh cảm giác dưới da và sẽ ở đó suốt cả đời, đợi khi cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng... mới bùng phát và tạo ra niêm mạc gây bệnh.

Hay nói cách khác, các chuyến du hành vũ trụ nhiều khả năng đã tạo ra môi trường phù hợp để herpes tái xuất.

"Trong lúc du hành, sẽ có sự gia tăng về lượng hormone stress như cortisol và adrenaline - những chất có khả năng kìm hãm hệ miễn dịch" - Satish Mehta, chuyên gia NASA cho biết.

"Chúng tôi nhận ra rằng các tế bào miễn dịch của các phi hành gia - gồm cả nhóm tế bào ngăn chặn virus - đã trở nên kém hiệu quả hơn khi vào vũ trụ, và thậm chí tình trạng ấy vẫn duy trì trong 60 ngày sau khi trở về."

Cụ thể, Mehta và các cộng sự đã thực hiện xét nghiệm nước bọt và nước tiểu của các phi hành gia sau khi trở về mặt đất, và nhận ra sự gia tăng của virus herpes. Nguyên nhân bước đầu được xác định chính là do stress từ chuyến bay.

"Họ (các phi hành gia) đã phải chịu đựng hàng tuần, thậm chí hàng tháng trong môi trường vi trọng lực và bức xạ vũ trụ. Đó là chưa tính đến áp lực lúc cất cánh và quay lại quỹ đạo" - Mehta chia sẻ.


Virus herpes.

"Đây thực sự là thách thức rất lớn về mặt thể chất, tạo ra những áp lực cho tâm lý, và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như rối loạn giấc ngủ".

Điều may mắn là dù virus herpes có tăng lên, nhưng số lượng phi hành gia bị phát bệnh trong vũ trụ thì không nhiều. Trong số 89 người, chỉ có 6 trường hợp phát bệnh trong lúc làm nhiệm vụ - nghĩa là khoảng 7%.

Tuy nhiên, một số chuyên gia tỏ ra lo ngại rằng đây là một hiện tượng có khả năng làm hại các nhiệm vụ du hành kéo dài đến nơi xa hơn trong vũ trụ.

"Dù chỉ một bộ phận có triệu chứng, nhưng tỷ lệ virus tái xuất đã tăng dần trong quá trình bay, và sẽ gây ra mối lo ngại lớn cho sức khỏe của phi hành gia trong nhiệm vụ chinh phục sao Hỏa," - trích trong báo cáo nghiên cứu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News