Virus sốt xuất huyết dùng nước bọt muỗi để lây bệnh

Nước bọt của muỗi nhiễm virus sốt xuất huyết chứa hợp chất giúp ngăn cản hệ miễn dịch, nhờ đó con người dễ nhiễm bệnh hơn.

Bệnh sốt xuất huyết lan rộng trong những năm gần đây ở châu Âu và miền nam nước Mỹ cùng với những điểm nóng ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Phát hiện mới công bố trên tạp chí PLOS Pathogens của các nhà khoa học ở Trường Y Đại học Virginia (UVA) giúp giải thích tại sao bệnh sốt xuất huyết lại dễ lây lan như vậy và biện pháp mới để ngăn chặn lây nhiễm, Phys.org hôm 3/4 đưa tin.


Nước bọt của muỗi nhiễm virus sốt xuất huyết cản trở hệ miễn dịch ngăn chặn bệnh. (Ảnh: Scientific American)

Tiến sĩ Mariano A. Garcia-Blanco ở khoa Vi sinh vật học, miễn dịch học và sinh học ung thư của UVA và cộng sự nhận thấy nước bọt của muỗi lây nhiễm không chỉ chứa virus sốt xuất huyết mà cả hợp chất cực mạnh. Đó là phân tử do virus tạo ra, có thể vô hiệu phản ứng miễn dịch. Việc nhiễm phân tử có tên sfRNA thông qua vết đốt của muỗi khiến người bị đốt nhiều khả năng nhiễm sốt xuất huyết. Thông qua đưa sfRNA vào vết đốt, nước bọt của muỗi chuẩn bị sẵn sàng vị trí lây nhiễm hiệu quả, mang lại cho virus lợi thế trong trận chiến đầu tiên với hệ miễn dịch.

Trước đây, các nhà khoa học nghiên cứu muỗi nghi ngờ nước bọt của muỗi có thể chứa thứ gì đó giúp tăng cường khả năng lây nhiễm. Phát hiện của Garcia-Blanco và cộng sự hé lộ một vũ khí của virus, mở ra hướng mới để giảm nhiễm bệnh và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Garcia-Blanco dự đoán giới nghiên cứu sẽ tìm ra những hợp chất ngăn cản miễn dịch tương tự đi kèm bệnh lây qua muỗi khác như Zika, bệnh sốt Tây sông Nile và sốt vàng da do các chủng flavivirus gây ra.

Khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết và ước tính 400 triệu người nhiễm bệnh mỗi năm. Các triệu chứng của sốt xuất huyết bao gồm sốt, nôn mửa, đỏ mẩn thường bị nhầm với bệnh khác. Phần lớn bệnh nhân là trường hợp nhẹ, nhưng khoảng 1/20 ca chuyển biến nặng, có thể dẫn tới sốc, chảy máu trong và tử vong. Người dân có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần bởi bệnh đến từ 4 chủng virus truyền qua muỗi vằn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bệnh tay chân miệng vào mùa: Những điều cần biết

Bệnh tay chân miệng vào mùa: Những điều cần biết

Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ rất dễ gây thành dịch lớn song chưa có thuốc đặc trị. Trẻ nhỏ không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Đăng ngày: 09/03/2025
Căn bệnh kỳ quái khiến người mắc có thể gập đôi vai

Căn bệnh kỳ quái khiến người mắc có thể gập đôi vai

Người mắc chứng bệnh này còn đối diện nhiều vấn đề như thấp bé, thiếu một phần hộp sọ, suy hô hấp.

Đăng ngày: 05/03/2025
17 nguyên nhân gây nghẹn ở cổ họng và ợ hơi

17 nguyên nhân gây nghẹn ở cổ họng và ợ hơi

Đôi khi bạn cảm giác bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi nhưng không biết nguyên nhân do đâu? Cùng điểm qua 17 nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng này.

Đăng ngày: 11/02/2025
Tổng quan về bệnh dại với các con số thực tế ở Việt Nam

Tổng quan về bệnh dại với các con số thực tế ở Việt Nam

Chúng ta hãy cùng thử xem bệnh dại là gì và tác hại của nó ra sao, cùng với đó là khuyến cáo chính thức từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế về các biện pháp phòng ngừa bệnh dại.

Đăng ngày: 07/02/2025
Bạn biết về về hội chứng trầm cảm cười?

Bạn biết về về hội chứng trầm cảm cười?

"Trầm cảm cười" là hội chứng trầm cảm có những biểu hiện khá dễ dàng để nhận biết và thường gặp phải ở nhiều người trẻ.

Đăng ngày: 23/12/2024
Tìm hiểu về bệnh rối loạn phân ly tập thể

Tìm hiểu về bệnh rối loạn phân ly tập thể

Rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Tỷ lệ người mắc các rối loạn này chiếm 0,3-0,5% dân số.

Đăng ngày: 19/12/2024
Chướng bụng đầy hơi kéo dài và cách chữa trị

Chướng bụng đầy hơi kéo dài và cách chữa trị

Chướng bụng đầy hơi khó tiêu là hiện tượng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, việc thường xuyên gặp phải triệu chứng này cũng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Đăng ngày: 17/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News