Virus thực khuẩn - Loại virus có thể cứu sống hàng triệu người

Trong một phòng thí nghiệm nhỏ ở thủ đô Tbilisi của Gruzia, các nhà khoa học đang thử nghiệm loại virus giúp vô hiệu hóa các vi khuẩn kháng kháng sinh.

Quốc gia nhỏ bé ở Kavkaz đi tiên phong trong nghiên cứu phương pháp đột phá giải quyết cơn ác mộng kháng thuốc kháng sinh. Từ lâu, tình trạng này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhắc đến như một mối mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo hướng làm vô hiệu hóa hoặc giảm hiệu quả các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng. Bệnh có nguy cơ tiến triển nặng lên, thời gian điều trị kéo dài, chi phí chữa trị tốn kém, có thể tử vong.

Các nhà khoa học Gruzia bắt đầu sử dụng "virus thực khuẩn" (bacteriophages) để điều trị những ca bệnh nghiêm trọng nhất. Trong đó có một phụ nữ Bỉ bị nhiễm trùng nguy hiểm sau vụ đánh bom sân bay Brussels năm 2016.

Sau hai năm điều trị kháng sinh không thành công, các bác sĩ tìm đến loại virus thực khuẩn từ các phòng thí nghiệm ở Tbilisi. Kết quả, người phụ nữ khỏi bệnh trong ba tháng.

Tiến sĩ Mzia Kutateladze, Viện Vi khuẩn Eliava, cho biết: "Chúng tôi sử dụng những thể thực khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn có hại, điều trị cho bệnh nhân khi thuốc kháng sinh đã mất tác dụng".

Theo ông Kutateladze, mầm bệnh nhiễm trùng thông thường cũng có thể "giết chết một bệnh nhân nếu đã phát triển khả năng kháng kháng sinh". Trong các trường hợp như vậy, liệu pháp virus thực khuẩn là một trong những lựa chọn thay thế tốt nhất.

Phương pháp này đã được biết đến trong một thế kỷ, nhưng phần lớn bị quên lãng và loại bỏ sau khi thuốc kháng sinh cách mạng hóa y học vào những năm 1930.

Virus thực khuẩn - Loại virus có thể cứu sống hàng triệu người
Hình ảnh hiển vi điện tử virus xâm nhập tế bào. (Ảnh: National Geographic)

Cha đẻ của liệu pháp này là nhà khoa học người Gruzia Giorgi Eliava. Ông từng làm việc tại Viện Pasteur ở Paris cùng với nhà vi sinh vật người Canada gốc Pháp Felix d'Herelle.

Sau khi WHO công bố kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, liệu pháp được chú ý trở lại. Ưu điểm lớn nhất của nó là tiêu diệt các vi khuẩn trong khi vẫn bảo toàn nguyên vẹn các tế bào.

Nghiên cứu gần đây cho thấy siêu vi khuẩn có thể giết chết 10 triệu người mỗi năm, khi tình trạng kháng thuốc do lạm dụng kháng sinh đạt đến đỉnh điểm.

Dù các loại thuốc dựa trên virus thực khuẩn không thể thay thế hoàn toàn thuốc kháng sinh, các chuyên gia cho biết điểm cộng của chúng là giá rẻ, không có tác dụng phụ cũng như không gây hại cho cơ quan hoặc các lợi khuẩn đường ruột.

Bác sĩ Lia Nadareishvili của Viện Eliava cho biết: "Chúng tôi có thể sản xuất 6 virus thực khuẩn phổ rộng, chữa lành nhiều bệnh truyền nhiễm".

Tuy nhiên, ở khoảng 10% đến 15% số bệnh nhân, các virus thực khuẩn không có tác dụng. "Chúng tôi phải tìm được loại virus có khả năng tiêu diệt dòng vi khuẩn cụ thể", bà nói.

Kutateladze cho biết các thể thực khuẩn được điều chỉnh để nhắm mục tiêu vào các bệnh nhiễm trùng hiếm gặp, có thể được chọn từ ngân hàng khổng lồ của Viện Vi khuẩn Eliava.

Một kỹ sư cơ khí 34 tuổi người Mỹ mắc bệnh mạn tính do vi khuẩn trong 6 năm đã được điều trị bằng phương pháp này. Anh cho biết tình trạng đã cải thiện sau hai tuần điều trị ở Tbilisi.

Anh là một trong số hàng trăm bệnh nhân từ khắp nơi trên thế giới đến Georgia mỗi năm để điều trị theo phương pháp thực khuẩn. Theo Kutateladze, khi kho kháng sinh truyền thống đang cạn kiệt dần, cần có thêm nghiên cứu lâm sàng hơn để cấp phép rộng rãi.

Năm 2019, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép thực hiện nghiên cứu lâm sàng sử dụng vi khuẩn chữa nhiễm trùng thứ cấp ở bệnh nhân Covid-19. Ngoài tác dụng điều trị trong y học, virus thực khuẩn còn được dùng để ngăn thực phẩm không ôi thiu, bảo vệ mùa màng và động vật khỏi các vi khuẩn có hại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài nấm lạ có khả năng

Loài nấm lạ có khả năng "tái chế" chất thải nhựa và cao su

Loại nấm mới được phát hiện ở vùng Tây Nam Trung Quốc là loại nấm rất " phàm ăn" với các loại "thức ăn" chính là nhựa và cao su.

Đăng ngày: 31/03/2022
Vi khuẩn điều khiển bằng âm thanh tiêu diệt tế bào ung thư

Vi khuẩn điều khiển bằng âm thanh tiêu diệt tế bào ung thư

Nhóm nghiên cứu ở Caltech biến đổi vi khuẩn E. coli và kích thích bằng sóng siêu âm để chúng tiết hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư mà làm hại tế bào khỏe mạnh.

Đăng ngày: 30/03/2022
Kiến điên ngoại lai, đe dọa các loài động vật bản địa tại Texas

Kiến điên ngoại lai, đe dọa các loài động vật bản địa tại Texas

Một loài kiến ngoại lai có khả năng tiết ra axit formic độc hại đang xâm lấn bang Texas, đe dọa các loài động vật bản địa.

Đăng ngày: 30/03/2022
Loại màn ngủ mới có thể khiến muỗi bị liệt cánh

Loại màn ngủ mới có thể khiến muỗi bị liệt cánh

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet, màn ngủ được xử lý bằng một loại thuốc trừ sâu mới đã giúp giảm gần một nửa số ca sốt rét ở trẻ em trong một thử nghiệm lớn ở Tanzania.

Đăng ngày: 26/03/2022
Phát hiện châu chấu hồng do đột biến gene cực hiếm

Phát hiện châu chấu hồng do đột biến gene cực hiếm

Một con châu chấu đột biến với toàn bộ cơ thể màu hồng đến lạ thường vừa được phát hiện ở Đông Texas - Mỹ.

Đăng ngày: 25/03/2022
Thảm họa với hàng tỷ cây tần bì ở Mỹ và Châu Âu: Sâu ngọc lục bảo Đông Á

Thảm họa với hàng tỷ cây tần bì ở Mỹ và Châu Âu: Sâu ngọc lục bảo Đông Á

Nghiên cứu dự đoán loài sâu ngọc lục bảo tuyệt đẹp này có thể quét sạch toàn bộ tần bì ở 6.000 khu vực đô thị trên khắp nước Mỹ.

Đăng ngày: 25/03/2022
Bẫy tử thần có thể dụ hàng nghìn ong bắp cày sát thủ

Bẫy tử thần có thể dụ hàng nghìn ong bắp cày sát thủ

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology cho thấy ong bắp cày khổng lồ có thể bị pheromone tình dục dụ vào bẫy để tiêu diệt.

Đăng ngày: 21/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News