Virus tồn tại trong nước ngọt bằng cách bám vào hạt nhựa

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các loại virus nguy hiểm vẫn có khả năng lây nhiễm đến 3 ngày trong môi trường nước ngọt bằng cách bám vào các đồ vật nhựa.

Virus tồn tại trong nước ngọt bằng cách bám vào hạt nhựa
Virus có thể bám vào hạt vi nhựa và điều đó cho phép chúng tồn tại lâu hơn.

Các virus đường ruột gây tiêu chảy và rối loạn dạ dày, chẳng hạn như virus rota, vẫn tồn tại trong môi trường nước ngọt bằng cách gắn vào các hạt vi nhựa, các hạt nhỏ dài dưới 5 mm. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stirling của Vương quốc Anh nhận thấy chúng vẫn có khả năng lây nhiễm, gây ra nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe con người.

Giáo sư Richard Quilliam, trưởng nhóm nghiên cứu của dự án tại Đại học Stirling, cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng virus có thể bám vào hạt vi nhựa và điều đó cho phép chúng tồn tại trong nước tới 3 ngày hoặc có thể lâu hơn.”

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết không chắc virus có thể tồn tại tốt như thế nào bằng cách bám vào các hạt nhựa trong môi trường, nhưng chúng vẫn tồn tại và vẫn có khả năng lây nhiễm.

Các nhà khoa học đã xem xét cách chất dẻo vận chuyển vi khuẩn và virus trước khi kết luận rằng vi nhựa cho phép truyền mầm bệnh trong môi trường.

Theo ông Quilliam, các nhà máy xử lý nước thải không thể thu được các vi nhựa. “Ngay cả khi một nhà máy xử lý nước thải đang làm mọi cách để làm sạch chất thải, nước thải ra vẫn có hạt vi nhựa trong đó, sau đó được trôi theo sông và cuốn ra bãi biển”.

Những hạt nhựa này rất nhỏ nên con người có thể nuốt phải. Mặc dù tác động của vi nhựa đối với sức khỏe con người vẫn chưa chắc chắn, nhưng “nếu những mảnh vi nhựa đó bị xâm chiếm bởi mầm bệnh của con người, thì đó cũng có thể là một nguy cơ sức khỏe đáng kể", ông Quilliam nói.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hai loại virus có màng bao bọc xung quanh, "một loại áo khoác lipid", chẳng hạn như virus cúm và những loại không có màng bọc như virus đường ruột rota và noro. Họ phát hiện ra rằng ở những virus có lớp bọc, lớp bao này nhanh chóng tan biến và virus sẽ chết, trong khi những con không có màng bọc sẽ kết dính thành công với hạt vi nhựa và sống sót.

“Virus cũng có thể bám vào các bề mặt tự nhiên trong môi trường", ông Quilliam nói, “nhưng nhựa tồn tại lâu hơn rất nhiều so với những vật liệu khác”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học thử nghiệm trồng thực phẩm hoàn toàn trong bóng tối

Các nhà khoa học thử nghiệm trồng thực phẩm hoàn toàn trong bóng tối

Các nhà khoa học phát triển kỹ thuật quang hợp nhân tạo giúp sản xuất một số loại thực phẩm hiệu quả mà không cần ánh sáng mặt trời.

Đăng ngày: 28/06/2022
Phát hiện virus bí mật thống trị các đại dương trên khắp thế giới

Phát hiện virus bí mật thống trị các đại dương trên khắp thế giới

Các nhà khoa học cho biết hàng nghìn loại virus bí ẩn được phát hiện gần đây ẩn náu trong các đại dương trên thế giới. Trong đó, trọng tâm là virus RNA lây nhiễm sang các sinh vật đại dương khác.

Đăng ngày: 26/06/2022

"Lúa ma" xuất hiện ở Hà Nam do lai tạp giống

Các nhà khoa học nhận định, hiện tượng lúa ma xuất hiện có thể do giống bị thoái hóa, lẫn lúa dại và kỹ thuật canh tác, làm đất.

Đăng ngày: 25/06/2022
Phát hiện loại vi khuẩn lớn nhất thế giới

Phát hiện loại vi khuẩn lớn nhất thế giới

Các nhà khoa học đã phát hiện vi khuẩn lớn nhất thế giới với hình dáng sợi trắng có kích cỡ như lông mi người.

Đăng ngày: 24/06/2022
Điều rùng rợn trong loài cây cực lạ và hiếm của Việt Nam

Điều rùng rợn trong loài cây cực lạ và hiếm của Việt Nam

Thoạt nhìn loài cây này trông như một khối u dị dạng bám vào cây chủ. Hình thức bên ngoài kỳ quặc, còn phần bên trong của chúng thì thật sự là rùng rợn...

Đăng ngày: 23/06/2022
Top 7 cách đuổi muỗi tự nhiên trong mùa hè

Top 7 cách đuổi muỗi tự nhiên trong mùa hè

Bạn có thể đã vứt những thứ này vì không biết chúng có khả năng đuổi muỗi hiệu quả mà an toàn.

Đăng ngày: 20/06/2022
Chiêm ngưỡng thiên đường bươm bướm lớn nhất thế giới tại Vân Nam, Trung Quốc

Chiêm ngưỡng thiên đường bươm bướm lớn nhất thế giới tại Vân Nam, Trung Quốc

Khu vực có nguồn tài nguyên bướm phong phú nhất trên thế giới, được mệnh danh là " thiên đường của các loài bướm” với hơn 150 triệu con đang sinh sống.

Đăng ngày: 20/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News