Phát hiện loại vi khuẩn lớn nhất thế giới
Các nhà khoa học đã phát hiện vi khuẩn lớn nhất thế giới với hình dáng sợi trắng có kích cỡ như lông mi người. Vi khuẩn này được tìm thấy tại một đầm lầy ở Guadeloupe, Pháp.
Có chiều dài khoảng 1cm, vi khuẩn Thiomargarita magnifica lớn gấp 50 lần so với các loại vi khuẩn đã biết khác và cũng là vi khuẩn đầu tiên có thể nhìn thấy bằng mắt thường, theo Guardian hôm 23/6.
Vi khuẩn dạng sợi trắng và thon mảnh này được phát hiện trên bề mặt lá cây đước đang mục rữa tại khu vực đầm lầy nông của biển nhiệt đới.
Vi khuẩn Thiomargarita magnifica được phát hiện trên bề mặt lá cây đước đang mục rữa tại khu vực đầm lầy nông của biển nhiệt đới. (Ảnh: Vollard et al).
Phát hiện này đáng ngạc nhiên vì theo mô hình trao đổi chất tế bào, vi khuẩn sẽ không lớn đến mức như trên. Trước đó, các nhà khoa học cho rằng kích cỡ tối đa của vi khuẩn sẽ ở mức nhỏ hơn 100 lần so với Thiomargarita magnifica.
“Để dễ hiểu thì nó như là việc một người chạm mặt một người khác cao như đỉnh Everest”, Jean-Marie Volland, nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley và là đồng tác giả của nghiên cứu.
Loại vi khuẩn mới do ông Olivier Gros, giáo sư sinh học biển thuộc Đại học Antilles của Pháp ở Guadeloupe, phát hiện trong lúc đang tìm kiếm vi khuẩn cộng sinh trong hệ sinh thái của đước.
Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm cho thấy các sợi này là tế bào đơn và có cấu trúc trong khác thường. Hầu hết vi khuẩn có ADN tự do trôi nổi bên trong tế bào, nhưng Thiomargarita magnifica lưu giữ ADN ở khắp tế bào trong các ngăn được bao bọc bằng một lớp màng.
Thiomargarita magnifica cũng chứa đựng số gene nhiều gấp 3 lần so với hầu hết vi khuẩn cùng hàng trăm nghìn bản sao bộ gene. Điều này khiến nó có cấu trúc phức tạp khác thường.
Các nhà khoa học chưa chắc chắn về nguyên nhân loại vi khuẩn này có thể lớn như vậy. Một giả thuyết là Thiomargarita magnifica đã thích ứng để tránh trở thành con mồi. Tuy nhiên, kích cỡ lớn cũng khiến vi khuẩn mất đi một số lợi thế thường thấy như có thể di chuyển tự do và sống ở các môi trường ngách.
Thiomargarita magnifica chưa được tìm thấy ở địa điểm khác và cũng đã biến mất khỏi nơi phát hiện ban đầu trong lần các nhà khoa học quay lại gần đây, có lẽ là vì chúng thuộc dạng sinh vật theo mùa.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất
Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào
Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loại rau "chân dài mỹ nữ", thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trồng để ăn
Loại rau này từ khi xuất hiện đã trải qua rất nhiều biến cố, từng bị người Trung Quốc xưa coi là "tai họa", nhưng khi vô tình nếm thử, người ta mới thấy được sự tuyệt vời của nó.
