Voi biến thành "sát nhân" khi bị di cư

Các nhà sinh học đã chỉ ra rằng nếu di chuyển một bầy voi rừng từ một địa điểm mà chúng quen thuộc đến một địa điểm mới dù cùng nằm trong một khu rừng quốc gia cũng khiến chúng thay đổi tính nết, trở nên hung dữ, phá phách nhằm vào đối tượng là con người.

Kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ thuộc Viện Smithsonian tiến hành và công bố trên Tạp chí PLOS ONE.

Người ta thấy rằng có thể tránh được sự đụng độ giữa người và voi rừng bằng cách cứ để chúng sống trong những vùng “truyền thống” của chúng, xen kẽ với dân cư và có những biện pháp bảo tồn đặc biệt. Muốn bảo vệ chúng nhưng không hiểu biết được điều này thì việc bảo vệ sẽ dẫn đến những hậu quả ngược với mong muốn của mình.


Bị mất môi trường sống truyền thống khiến voi trở nên
hung dữ và xung đột với con người. (Ảnh minh họa)

Các nhà khoa học đã so sánh số phận của một bầy voi 12 con bị di chuyển chỗ ở trong vườn quốc gia ở Sri Lanca với một bầy khác cũng 12 con sống tại nơi chúng đã sinh ra. Các hoạt động của chúng được theo dõi bằng vệ tinh GPS.

Kết quả là, những con voi bị di chuyển nơi cư trú trước sau thì cũng thay đổi tính nết và xung đột với con người.

Trong số 12 con voi bị chuyển chỗ ở, thì 2 con đã bị giết ngay trong vườn quốc gia, 5 con bị sát hại sau 260 ngày kể từ khi được chuyển đến. Một số tìm đường trở về “quê hương”, và những con còn lại cứ lang thang trong vùng giáp ranh ở bìa rừng, phá hoại mùa màng, nương rẫy và nhà ở của dân cư địa phương, không loại trừ cả việc truy sát để quật chết họ.

Ngay trong thời gian các nhà sinh học đang nghiên cứu, tại một vùng voi được chuyển tới đã xảy ra 5 vụ voi xuống khu dân cư quậy phá, giết hại 5 người. Trong khi đó, bầy voi 12 con khác không đụng chạm đến, cứ để chúng sống tự do trong những khu rừng cũ, có cư dân thì số người bị voi làm chết chỉ là một người.

Điều này chứng tỏ rằng để bảo vệ voi, nên để chúng sống trong môi trường quen thuộc, có áp dụng các biện pháp ngăn chặn bọn săn trộm và không cần thiết phải cách ly chúng với dân cư.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News