Vòi rồng cao trăm mét bên miệng núi lửa Hawaii
Hiện tượng vòi rồng hiếm gặp trên miệng núi lửa Kilauea ở Hawaii được một nhà quay phim ghi hình từ trực thăng.
Nhà dàn dựng video Mick Kalber trông thấy cột khói bốc cao gần trăm mét trên khu vực rạn nứt phía đông của núi lửa Kilauea, khi lái trực thăng sớm 29/3, theo Newsweek. Cột khói hình phễu là vòi rồng landspout, dạng lốc xoáy nhỏ không gắn liền với dòng khí nóng ẩm xoay tròn trong cơn giông bão như lốc xoáy thông thường.
Vòi rồng landspout ở núi lửa Kilauea. (Video: Mick Kalber).
Vòi rồng landspout tương đối yếu, chỉ kéo dài vài phút và có xu hướng xoay chậm hơn vòi rồng thông thường, dù vẫn có thể gây thiệt hại về người và tài sản. Chúng thường hình thành từ mặt đất và vươn lên mây.
"Chúng tôi từng trông thấy vòi rồng landspout trên biển, nhiều dung nham rơi nhanh xuống nước tạo ra hiện tượng tương tự. Nó sẽ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ và đôi khi tách khỏi cơn lốc, nhưng trước đây chúng tôi chưa bao giờ bắt gặp loại vòi rồng này trên đất liền", Kalber chia sẻ.
Kalber, người ghi hình núi lửa Kilauea suốt nhiều năm, cho rằng gió mạnh, độ ẩm cao và mưa lớn trút xuống dung nham núi lửa tạo ra điều kiện hoàn hảo cho vòi rồng landspout hình thành. Nước mưa từ cơn mưa rào nặng hạt nhiều khả năng ngấm vào kẽ nứt trên cánh đồng dung nham, khiến hơi nước bốc lên và bắt đầu xoay tròn do thời tiết.
Kilauea là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới với ít nhất 34 vụ phun trào từ năm 1952. Khu vực rạn nứt phía đông (East Rift Zone) liên tục trải qua hoạt động núi lửa từ năm 1983.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
