Vụ đường phát nổ, phụt lửa: Kết luận ban đầu

Theo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, kết luận ban đầu gây nên vụ nổ mặt đường tại Phường 13, Quận Bình Thạnh có thể là do khí metan.

>>> Lửa phun từ "hố tử thần" sau tiếng nổ
>>> Khám nghiệm hố phun lửa ở Sài Gòn

Sáng 29/10, đoàn chuyên gia của Sở KH-CN TPHCM do Giám đốc Sở Phan Minh Tân trực tiếp chỉ đạo đã đến hiện trường vụ đường phát nổ để tìm hiểu nguyên nhân. Đoàn chuyên gia đã lấy các mẫu đất, nước và không khí trong hố và xung quanh hiện trường để mang đi xét nghiệm.

Đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia của Sở vẫn đang tiếp tục phân tích các mẫu thu thập để có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của vụ nổ.

Theo tiến sĩ Phan Minh Tân, kết quả ban đầu cho thấy, mẫu khí thu được tại hiện trường có hàm lượng khí metan cao hơn so với bình thường. Đây có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự cố nổ mặt đường tại khu vực này.


Đoàn chuyên gia của Sở thu thập các mẫu đất, nước, không khí tại hiện trường vụ nổ mặt đường

Nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực dân cư, ngay từ sáng sớm, quận Bình Thạnh đã cho các đơn vị công an, ban chỉ huy quân sự Phường 13 phong tỏa hiện trường, đồng thời cúp điện cục bộ cho đến khi tìm ra nguyên nhân.

Đến 15h chiều cùng ngày, Sở đã cho đóng điện trở lại ở khu vực này. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa xảy ra hiện tượng gì.

Hôm nay, Sở sẽ tiếp tục thu thập các mẫu khí phân tích để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Như đã đưa tin, chiều 28/10 trên đường Bình Lợi, đoạn trước nhà số 236, phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM đã xảy ra một vụ nổ ngay trên mặt đường. Vụ nổ đã khiến lớp nhựa đường bị hất tung lên tạo thành hố rộng khoảng 20cm, sâu gần 40cm. Liên tiếp sau đó nhiều tiếng nổ khác vang lên, rồi một cột lửa bốc cháy dữ dội được hình thành khiến nhiều người hoảng hốt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News