Vũ khí hủy diệt thời thượng cổ

Điều gì đã biến chúng ta thành con người? Đó là được trang bị những loại vũ khí chết chóc giúp đánh bại người Neanderthal và thống trị thế giới.

Khi nghiên cứu những lưỡi giáo đá hoặc đầu mũi tên có niên đại cách đây hơn 70.000 năm, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng thuộc dạng vũ khí hiện đại nhất thời đó. Việc chế tạo và sử dụng thành thạo những loại vũ khí này đã cho phép nhân loại đánh bại những đối thủ đầu tiên trong lịch sử tiến hóa và từ đó chinh phục cả thế giới.

Các lưỡi giáo đá trên được tìm thấy ở một địa điểm gọi là Pinnacle Point ở Mossel Bay, Nam Phi. So với thời con người còn ăn lông ở lỗ, kỹ thuật “rèn” vũ khí đá như vậy được đánh giá là vô cùng phức tạp. Đá được đẽo, xong nướng lên lửa, rồi được gọt sắc một cạnh, và cạnh còn lại làm cho cùn đi. Kết quả là con người tạo được những đầu giáo mảnh, sắc, dài khoảng 3cm, cho phép cắm chúng dễ dàng vào cán gỗ, biến thành những ngọn giáo nhẹ nhưng lại tung ra những cú đâm chết chóc.

Vũ khí hủy diệt thời thượng cổ
Đá được đẽo cẩn thận và nung trên lửa đỏ trước khi được gắn vào đầu ngọn giáo hoặc mũi tên

Theo báo cáo trên chuyên san Nature, nhóm các nhà khảo cổ của Đại học bang Arizona (Mỹ) cho rằng những ngọn giáo như vậy có thể được phóng trong tấn công tầm xa, và tất nhiên tạo ra lực đánh mạnh hơn so với trường hợp đánh tay không. Các chuyên gia cho rằng lúc đó, kình địch số một có thể đe dọa tham vọng kiểm soát bề mặt địa cầu của con người, tức người Neanderthal, chỉ có thể chế tạo được các đầu giáo nặng trịch, không phù hợp để sử dụng cho bất cứ tầm đánh nào, dù cận chiến hay tầm xa.

“Khi con người rời khỏi châu Phi và tiến vào lãnh địa của người Neanderthal, tổ tiên chúng ta mang theo vũ khí có tầm giết chóc kinh hoàng (tất nhiên trong thời xưa)”, theo giải thích của Giáo sư Curtis Marean, chuyên gia về vũ khí đồ đá. Cộng với thói quen hợp tác xã hội cao của loài người, không có kẻ thù nào có thể chống chọi được. Điều này góp phần giải thích sự bành trướng của loài người trên toàn thế giới và sự tuyệt chủng của các họ khác, như người Neanderthal.

Phát hiện trên đã đánh đổ nhiều lý thuyết trong ngành nhân loại học, với một số chuyên gia cho rằng việc sử dụng công nghệ đồ đá có thể đã biến mất và xuất hiện trở lại theo từng thời kỳ chứ không được duy trì theo thang tiến hóa của con người như nhóm của ông Marean đã chỉ ra. Cụ thể là các học giả từng giải nghĩa rằng công nghệ chế vũ khí đá đầu tiên được phát minh cách đây 60.000 năm, và thất truyền trong nhiều ngàn năm trước khi được phát minh lại vào khoảng 40.000 - 50.000 năm trước.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu mới cũng giúp đẩy lùi thời điểm con người bắt đầu có khả năng tư duy phức tạp, giống người hơn. Trước đây, giới khoa học chấp nhận giả thuyết con người đã thay đổi hành vi theo hướng thông minh hơn cách đây 40.000 năm, nhưng với báo cáo của các chuyên gia thuộc Đại học bang Arizona, thời điểm đó phải hơn 70.000 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News