Vũ khí mới giúp tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc

Một loại peptide mới có thể chọc thủng màng tế bào của vi khuẩn, phá vỡ chức năng các bộ phận quan trọng để tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc.

Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Barsilia và Đại học Bristish Columbia sản xuất thành công một peptide kháng vi sinh vật có thể tiêu diệt vi khuẩn, ngay cả vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Nó đem đến cho protein của con người một loại "vũ khí sinh học" để chống nhiều loại bệnh nhiễm trùng, Nature World News hôm 4/11 đưa tin.


Peptide mới có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, bao gồm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. (Ảnh: MIT News).

Nghiên cứu của Hội đồng Anh ước tính tới năm 2050, vi khuẩn có thể giết chết 10 triệu người mỗi năm nếu không có các loại thuốc kháng sinh mới. Đây là vấn đề nghiêm trọng bởi vi khuẩn đang dần phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc truyền thống sẽ không còn tác dụng đối với chúng trong tương lai. Điều này khiến các nhà nghiên cứu và khoa học phải liên tục chế tạo thuốc mới nhưng chúng có thể không hoạt động nếu sử dụng cách thức thông thường.

Peptide là những hợp chất chứa 2-50 gốc α – axit amin liên kết với nhau bằng các liên kết peptide. Nghiên cứu gần đây đã tạo ra một peptide tổng hợp mang tên clavanin-MO, có đặc tính điều hòa miễn dịch và kháng khuẩn mạnh trong thí nghiệm ống nghiệm và thí nghiệm trên cơ thể sống. Peptide kháng khuẩn có thể chọc thủng màng tế bào của vi khuẩn và phá vỡ chức năng của các bộ phận quan trọng. Nó có thể phá hủy ADN, ARN và protein của vi khuẩn, từ đó tiêu diệt chúng rất hiệu quả.

Clavanin-MO được nâng cao hoạt động bằng cách bổ sung một chuỗi 5 axit amin giúp nó có tính kỵ nước, đồng nghĩa với việc clavanin-MO có thể tiếp xúc và chuyển đổi màng hiệu quả hơn. Thí nghiệm trên chuột cho thấy, clavanin-MO có thể tiêu diệt vi khuẩn E.coli và Straphylococcus, những vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh cao.

Nhóm nghiên cứu đang tìm cách khiến clavanin-MO hoạt động tốt hơn. Nếu được cải thiện, nó có thể được sử dụng cho con người cùng với các loại thuốc kháng sinh truyền thống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chết não và cái chết của con người

Chết não và cái chết của con người

Chết não là gì? Chết não có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây chết não là gì? Chết não có cứu chữa được không? Cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 17/05/2025
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News