Vụ nổ nào mạnh nhất lịch sử Trái đất?

Tùy theo cách đánh giá, đáp án cho câu hỏi về vụ nổ lớn nhất trên Trái đất (không tính vụ nổ nhân tạo) sẽ khác nhau.

Vụ nổ lớn nhất bắt nguồn từ Trái đất thuộc về sự kiện phun trào núi lửa Youngest Toba Tuff, làm biến đổi khí hậu hơn 70.000 năm trước. Trong khi đó, vụ nổ lớn nhất bắt nguồn từ ngoài hành tinh và để lại bằng chứng rõ ràng là một tiểu hành tinh đâm xuống cách đây 2 tỷ năm, mạnh hơn cả thiên thể đã xóa sổ khủng long. Ngoài ra, theo giả thuyết, vụ va chạm giữa Trái đất với thiên thể lớn tương đương một hành tinh cách đây 4,5 tỷ năm có thể đã tạo ra Mặt trăng, giải phóng mức năng lượng vượt qua bất cứ sự kiện nào khác trên hành tinh xanh.


Năm 1815, núi lửa Tambora ở Indonesia phun trào. Người leo núi ngày nay có thể lên đỉnh miệng phun khổng lồ này. (Ảnh: Muhammad Rinandar Taysa/EyeEm)

Vụ nổ lớn nhất bắt nguồn từ Trái đất

Vụ phun trào núi lửa lớn nhất ghi nhận được xảy ra tại Indonesia năm 1815, khi đỉnh núi lửa Tambora cao 4.000 m phát nổ, theo Đài quan sát Trái đất thuộc NASA. Phép đo nhiệt năng cho thấy Tambora phát nổ với sức mạnh tương đương 800 triệu tấn TNT, nhà núi lửa học Shanaka de Silva tại Đại học Bang Oregon cho biết.

Âm thanh của vụ nổ dữ dội vang đến tận Sumatra, cách xa 2.600km, theo Hiệp hội Địa chất London. NASA cho biết, vật chất mà Tambora phun vào khí quyển đã chặn nhiều ánh sáng Mặt Trời đến mức khiến toàn cầu nguội đi, tạo ra "Năm không có mùa hè" 1816. Hè năm đó, tuyết rơi ở New England và những cơn mưa lạnh giá ảm đạm trút xuống khắp châu Âu, theo Hiệp hội Đại học Nghiên cứu Khí quyển. De Silva cho biết, vụ phun trào có thể là thủ phạm khiến mùa đông và mùa hè ở châu Âu lạnh hơn trong vài năm và nạn đói diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, giới khoa học cũng tìm thấy bằng chứng về những vụ phun trào dữ dội hơn Tambora vào thời tiền sử, khi chưa có thiết bị đo đạc. Trong số đó, mạnh nhất là vụ phun trào Youngest Toba Tuff cách đây 74.000 năm ở nơi ngày nay là Indonesia. Vụ phun trào này mạnh tương đương hàng trăm đến hàng triệu tỷ tấn TNT. Sự kiện có thể khiến toàn cầu lạnh đi đáng kể, ảnh hưởng đến mùa sinh trưởng của thực vật.

De Silva lưu ý, những vụ phun trào núi lửa nói trên chỉ là những sự kiện có bằng chứng xác thực. Có thể những vụ phun trào tương tự, thậm chí lớn hơn, đã xảy ra, nhất là vào thời sơ khai của Trái đất.


Hậu quả của sự kiện Tunguska ở Siberia năm 1908. (Ảnh: Universal History Archive/Universal Images Group)

Vụ nổ lớn nhất bắt nguồn từ ngoài hành tinh

Vụ nổ lớn nhất bắt nguồn từ ngoài hành tinh ghi nhận được xảy ra tại Siberia năm 1908: Sự kiện Tunguska. Các nhà khoa học cho rằng một thiên thạch đã phát nổ trong không khí, giải phóng năng lượng tương đương 10 - 30 triệu tấn TNT. Vụ nổ san phẳng hơn 80 triệu cây, trong khi những người ở cách xa 500km vẫn nghe thấy tiếng nổ inh tai, theo Viện Khoa học Hành tinh.

Tuy nhiên, thời tiền sử lưu giữ bằng chứng về các sự kiện thảm khốc hơn nhiều, bao gồm hố va chạm lớn nhất thế giới Vredefort ở Nam Phi. Chỉ phần trung tâm rộng 159km của hố va chạm 2 tỷ năm tuổi này còn tồn tại, trong khi các ước tính cho thấy chiếc hố ban đầu có đường kính khoảng 250km, theo Miki Nakajima, nhà khoa học hành tinh tại Đại học Rochester. Điều này khiến Vredefort trở thành vụ va chạm lớn nhất để lại bằng chứng rõ ràng trên Trái đất.

Trong nghiên cứu mới công bố năm 2022, Nakajima cùng các cộng sự ước tính, tiểu hành tinh Vredefort đã giải phóng sức mạnh tương đương 660 nghìn tỷ tấn TNT, bằng 44 tỷ quả bom ném xuống Hiroshima.

Sau vụ va chạm, Trái đất phải hứng chịu những trận đại hồng thủy, có thể bao gồm một cơn sóng thần khổng lồ, sự nguội lạnh toàn cầu trong ngắn hạn khi bụi và aerosol tràn ngập khí quyển, sự ấm lên toàn cầu trong dài hạn do CO2 và nước phun ra gây hiệu ứng nhà kính. Những tác động khí hậu này có thể khiến các vi khuẩn quang hợp tuyệt chủng hàng loạt.

Ngoài ra, Mặt trăng có thể là bằng chứng về sự giải phóng năng lượng nổ lớn nhất lịch sử Trái đất. Theo một giả thuyết hàng đầu về quá trình hình thành Mặt trăng, một thiên thể lớn cỡ sao Hỏa đã đâm vào Trái đất non trẻ, làm bắn vật chất lên quỹ đạo. Nakajima cho biết, vụ va chạm như vậy mạnh tương đương khoảng 5,1 nghìn tỷ tỷ tấn TNT hay 340 triệu tỷ quả bom ném xuống Hiroshima.

Sự kiện dữ dội này có thể đã làm tan chảy toàn bộ lớp phủ của Trái đất, không để lại dấu hiệu địa chất nào về tác động của sự kiện hoặc các vụ va chạm trước đó, theo Nakajima. Vì vậy, dù các nhà khoa học không thể loại trừ khả năng trước đó đã xảy ra những vụ va chạm lớn hơn, những dấu hiệu địa hóa cho thấy từ đó đến nay, không có vụ nổ nào khác đạt tới sức mạnh như vậy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chiêm ngưỡng những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh

Chiêm ngưỡng những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh

Những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh được liệt kê trong bài viết này thậm chí có loại dường như trở nên vô giá.

Đăng ngày: 06/04/2025
16 sự thật thú vị về lịch sử thế giới

16 sự thật thú vị về lịch sử thế giới

Bạn có thể được học về những sự kiện trọng đại nhất lịch sử thế giới trong sách giáo khoa, nhưng còn nhiều tình tiết thú vị hoặc rùng rợn mà bạn chưa khám phá.

Đăng ngày: 05/04/2025
Không đóng chai nhựa, người Nga dùng nước đóng hộp: Thứ nước kỳ lạ này sẽ có mùi vị gì?

Không đóng chai nhựa, người Nga dùng nước đóng hộp: Thứ nước kỳ lạ này sẽ có mùi vị gì?

Chúng ta đã quá quen thuộc với những loại nước đóng chai nhựa tiện lợi có thể mang theo bên mình. Nhưng người Nga từng có loại nước đóng hộp trông chẳng khác gì những lon thịt hộp.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới

Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới

Ma chay là phong tục không thể thiếu được ở tất cả các nền văn hóa, quốc gia trên thế giới, tuy tựu chung cùng một mục đích là để tưởng nhớ, an nghỉ người đã khuất song mỗi nơi lại có cách thể hiện khác nhau.

Đăng ngày: 05/04/2025

"Tiếng thét thủy quái" Thái Bình Dương làm sóng thần "nhảy ngang" lục địa

Các nhà khoa học đã phát hiện cơ chế khó tin gây ra những cơn sóng thần cao 15 m, lan khắp 3 đại dương chỉ trong vòng 20 giờ, thậm chí đi xuyên qua Nam Mỹ một cách bí ẩn: Một loại sóng âm đáng sợ.

Đăng ngày: 05/04/2025
Nghiên cứu mới: Gõ bàn phím một ngón không chậm hơn 10 ngón?

Nghiên cứu mới: Gõ bàn phím một ngón không chậm hơn 10 ngón?

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Vanderbilt, Tennessee (Mỹ) cho thấy việc gõ bàn phím kiểu "mổ cò" một ngón tay thực tế không chậm hơn so với gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tìm hiểu máy bay Airbus A320 được ưa chuộng nhất nhì thế giới

Tìm hiểu máy bay Airbus A320 được ưa chuộng nhất nhì thế giới

Vụ việc máy bay Airbus A320 của Đức rơi tại Pháp một lần nữa làm rúng động dư luận thế giới. Máy bay Airbus A320 là dòng máy bay chở khách bán chạy thứ 2 thế giới

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News