Vụ nổ siêu tân tinh cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng
Các nhà khoa học dùng mạng lưới kính thiên văn tự động để quan sát chi tiết vụ nổ siêu tân tinh cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng.
David Sand tại Đại học Arizona, Mỹ, nhận được thông báo từ kính thiên văn PROMPT ở Chile về vụ nổ siêu tân tinh SN 2017cbv tại một trong số 500 thiên hà mà nó đang theo dõi vào ngày 10/3, theo IFL Science. Vụ nổ siêu tân tinh này xảy ra ở NGC 5643, thiên hà xoắn ốc cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng. Kết quả quan sát được đăng trên tạp chí Astrophysical Journal Letters hôm 14/8.
Vụ nổ siêu tân tinh SN 2017cbv cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng. (Ảnh: Space).
Vụ nổ siêu tân tinh có thể sáng bằng cả thiên hà. Các cuộc khảo sát tự động bằng kính thiên văn là công cụ hữu ích giúp phát hiện chúng. Nhờ quan sát của PROMPT về một điểm sáng mới xuất hiện, Sand sử dụng mạng lưới 18 kính thiên văn robot toàn cầu của Đài quan sát Las Cumbres (LCOGT) thuộc Đại học California, Mỹ, để theo dõi liên tục vụ nổ.
"Trong một thiên hà giống như dải Ngân hà của chúng ta, vụ nổ siêu tân tinh trung bình diễn ra khoảng một lần trong một thế kỷ. Chúng tôi rất may mắn khi nhìn thấy hiện tượng này", Sand nói.
SN 2017cbv, siêu tân tinh thuộc loại Ia, xảy ra khi một ngôi sao lùn trắng hút dần vật chất từ sao đồng hành trong hệ sao đôi cho đến khi đạt đến khối lượng đủ lớn và phát nổ. Bằng cách nghiên cứu giai đoạn đầu của siêu tân tinh SN 2017cbv, nhóm nghiên cứu có thể nhìn thấy vật chất phát ra từ một ngôi sao đang chết đi khi nó va chạm với ngôi sao đồng hành.
"Chúng tôi đang tìm kiếm hiện tượng một siêu tân tinh va chạm với ngôi sao đồng hành của nó giống như dự đoán được đưa ra vào năm 2010. Chúng tôi đã thu thập nhiều dữ liệu quan trọng trước đây, và quan sát này là bằng chứng không thể phủ nhận", Griffin Hosseinzadeh, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Trong lĩnh vực thiên văn học, vụ nổ siêu tân tinh thường được dùng làm thước đo vũ trụ vì hầu hết chúng có độ sáng tương tự nhau. Dựa vào độ mờ của vụ nổ siêu tân tinh, chúng ta có thể ước tính khoảng cách tới chúng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
