Vụ nổ tia gamma thu nhỏ trong phòng thí nghiệm
Vụ nổ tia gamma thu nhỏ trong phòng thí nghiệm có thể trở thành tiền đề giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Một nhóm nhà khoa học quốc tế đến từ Mỹ, Pháp, Anh và Thụy Điển lần đầu tiên tạo ra phiên bản thu nhỏ trong phòng thí nghiệm của một vụ nổ tia gamma bằng cách sử dụng hệ thống tia laser mạnh nhất thế giới Gemini do Phòng thí nghiệm Rutherford Appleton, Anh, phát triển, International Business Times hôm 16/1 đưa tin. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physical Review Letters.
Loại vụ nổ tia gamma phổ biến nhất xảy ra khi một ngôi sao khổng lồ sụp đổ, hình thành hố đen. (Ảnh: NASA).
"Lấy tất cả năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất nén vào diện tích một vài µm, bằng chiều rộng sợi tóc con người, bạn sẽ thu được mức năng lượng tương đương với tia laser Gemini. Bằng cách chiếu tia laser Gemini vào một mục tiêu phức tạp, chúng tôi tạo ra bản sao thu nhỏ của vụ nổ tia gamma và cách thức nó diễn ra trong vũ trụ", Gianluca Sarri, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Queen's Belfast, Anh, cho biết.
Sarri nói rằng thí nghiệm trên giúp các nhà khoa học quan sát một số hiện tượng quan trọng, đóng vai trò chính tạo ra những vụ nổ tia gamma, chẳng hạn như việc tự sản sinh ra từ trường trong một khoảng thời gian dài.
Nguồn gốc phát sinh những vụ nổ tia gamma dữ dội trong vũ trụ cho đến nay vẫn là điều bí ẩn. Vụ nổ tia gamma rất khó nghiên cứu vì chúng bắt nguồn từ các thiên hà xa xôi và kéo dài trong thời gian rất ngắn.
"Việc tìm hiểu về tia gamma cũng giống như tìm hiểu cấu tạo của một ngọn nến chỉ bằng một cái nhìn lướt qua, khi nó thỉnh thoảng được thắp sáng cách bạn hàng nghìn km", Sarri nói.
Một giả thuyết về nguồn gốc của các vụ nổ này là chúng phát ra từ những vật thể thiên văn khổng lồ, chẳng hạn như hố đen. Các nhà khoa học hy vọng rằng nghiên cứu mới của họ về vụ nổ tia gamma có thể giúp khám phá thêm những bí ẩn về nguồn gốc cũng như sự hình thành của hố đen.
Tia gamma có thể được sử dụng để tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Nhóm nghiên cứu thuộc Dự án Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất (SETI) của Mỹ tìm kiếm các tín hiệu hoặc thông điệp từ nền văn minh ngoài hành tinh bằng cách khảo sát những tín hiệu điện từ bí ẩn, không giải thích được, trong đó có tia gamma.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
