Vụ phun trào mạnh gấp 10.000 lần bom nguyên tử
Âm thanh từ vụ phun trào núi lửa Krakatoa năm 1883 được coi là lớn nhất thế giới, có thể nghe rõ từ vị trí cách xa hàng nghìn km.
Núi lửa trên đảo Krakatoa, nằm giữa đảo Java và Sumatra, Indonesia, tạo ra âm thanh lớn trong đợt phun trào kỷ lục ngày 27/8/1883, theo Science Alert. Âm thanh này có thể nghe rõ trong vòng gần 5.000km ở nhiều vị trí địa lý và được coi là lớn nhất lịch sử.
Người dân New Guinea và Tây Australia, cách Krakatoa khoảng 3.200km, nghe thấy tiếng nổ lớn giống như pháo hướng tây bắc, theo Nautilus. Trên đảo Rodrigues, Ấn Độ Dương, cách xa hơn 4.800km, người dân địa phương báo cáo nghe thấy âm thanh giống tiếng súng bắn từ xa.
Vụ phun trào núi lửa Krakatoa năm 1883 gây ra những thiệt hại nặng nề. (Ảnh: Science Alert).
Vụ phun trào khiến khói bốc lên cao gần 80km và tro bụi rơi xuống biển cách đó khoảng 20km. Sóng xung kích từ vụ phun trào đi vòng quanh thế giới vài lần. Vật chất nóng bắn ra từ miệng núi lửa Krakatoa với vận tốc đến 2.575km/h, hơn gấp đôi vận tốc âm thanh.
Đây được coi là thảm họa thiên nhiên lớn nhất thế kỷ 19 do khu vực xung quanh phải hứng chịu hậu quả nặng nề. Ảnh hưởng của vụ phun trào tạo ra trận sóng thần cao đến 45m ập xuống bờ biển trên đảo Java và Sumatra, phá hủy nghiêm trọng khu vực ven bờ. Khoảng 36.000 người thiệt mạng trong thảm họa này.
Ở vùng biển Nam Phi xa xôi, tàu thuyền cũng chao đảo do tác động của những đợt sóng lớn. Khu vực cách Krakatoa dưới 100km cảm nhận rõ sức mạnh của vụ phun trào. Khi đó, tàu Norham Castle của Anh đang hoạt động cách Krakatoa 64km.
"Một tiếng nổ đáng sợ. Âm thanh thật khủng khiếp. Tôi đang viết trong bóng tối mịt mù. Tiếng nổ dữ dội đến mức phá hỏng màng nhĩ của hơn nửa thủy thủ đoàn. Suy nghĩ cuối cùng của tôi là về người vợ yêu quý. Tôi cho rằng tận thế đã đến", thuyền trưởng con tàu viết trong nhật ký hành trình.
Sức mạnh của vụ phun trào lớn gấp 10.000 lần bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản, năm 1945. Âm thanh ghi nhận là khoảng 172 decibel (dB) ở khoảng cách 160km. Trong khi đó, 130 dB đã là ngưỡng khiến con người gần như không thể chịu nổi và tiếng động cơ phản lực khi đứng ngay sát cũng chỉ là 150 dB.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng
Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.
