Vụ phun trào núi lửa góp phần xóa sổ 95% sự sống

Các vụ phun trào núi lửa ở khu vực Siberia ngày nay đi kèm lượng khí methane lớn từ đáy biển, dẫn tới một trong những sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trên Trái đất.

Vụ đại tuyệt chủng ở kỷ Permi - Tam Điệp là sự kiện tuyệt chủng lớn nhất xảy ra cách đây khoảng 252 triệu năm. Sự kiện này xóa sổ tổng cộng 95% sinh vật ở đại dương và chôn vùi 3/4 đất liền chỉ trong vài nghìn năm. Sự kiện này kết thúc kỷ Permi và mở ra kỷ Tam Điệp.


Mô phỏng khung cảnh trong sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Permi. (Ảnh: José-Luis Olivares/MIT).

Từ lâu, các nhà khoa học tranh cãi nguyên nhân dẫn tới sự kiện tuyệt chủng quy mô lớn như vậy trong lịch sử Trái đất. Nhóm nhà nghiên cứu đến từ Đức, Italy và Canada xác định nguyên nhân là hàng loạt hoạt động núi lửa ở khu vực ngày nay là Siberia. Trong nghiên cứu công bố hôm 19/10 trên tạp chí Nature Geoscience, nhóm nghiên cứu dựng lại quá trình diễn ra sự kiện cách đây hàng trăm triệu năm thông qua nghiên cứu hóa thạch của sinh vật giống con trai gọi là tay cuộn.

"Những vỏ sò này tích tụ ở đáy biển nông của đại dương Tethys cách đây 252 triệu năm và lưu lại điều kiện môi trường không lâu và sau khi sự kiện tuyệt chủng bắt đầu", tiến sĩ Hana Jurikova, tác giả chính của nghiên cứu, thành viên dự án BASE-LiNe giải thích.

Nhóm nghiên cứu thiết kế một mô hình hóa địa chất dựa trên kết quả đo những đồng vị khác nhau và nguyên tố boron ở hóa thạch tay cuộn. Họ nhận thấy hoạt động núi lửa thúc đẩy khí hậu ấm lên và axit hóa đại dương, giết chết phần lớn động vật biển lúc đó.

Sự phá hủy không dừng lại ở đó bởi việc giải phóng carbon dioxide làm tăng nhiệt độ toàn cầu cầu và phong hóa hóa học trên đất liền. Tác động phá hủy tồn tại trong hơn 1.000 năm, lan ra nhiều đại dương dẫn tới lượng oxy sụt giảm mạnh.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất