Các nhà khoa học chụp được bức ảnh đầu tiên có độ phân giải 3.200 megapixel
Họ đã thử nghiệm thành công tiêu diện trên chiếc máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới, thứ trong tương lai sẽ giúp loài người khám phá vũ trụ rộng lớn.
Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Gia tốc Quốc gia SLAC (Menlo Park, California) vừa chụp được những bức ảnh kỹ thuật số độ phân giải 3.200-megapixel đầu tiên trên thế giới bằng một thiết bị chụp ảnh tiên tiến, vốn được thiết kế để thực hiện mục tiêu khám phá vũ trụ.
Máy ảnh sẽ hoạt động suốt 10 năm để chụp được những hình ảnh chi tiết nhất từng được chụp về vũ trụ.
"Chúng tôi sẽ đo đạc và lập danh mục khoảng 20 tỷ thiên hà" - theo lời Steven Kahn, giám đốc của Đài quan sát Vera C. Rubin ở Chile. Đài quan sát này là nơi chiếc máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới được lắp đặt và trở thành mảnh ghép quan trọng nhất trong nỗ lực chưa từng có nhằm vẽ nên bản đồ bầu trời đêm. Máy ảnh sẽ hoạt động suốt 10 năm để chụp được những hình ảnh chi tiết nhất từng được chụp về vũ trụ.
"Hầu hết các phần của bầu trời đêm thực ra chưa bao giờ được chụp lại bởi các kính thiên văn" - Kahn nói. "Không có phần nào của bầu trời đêm đã thực sự được chụp lại với khung thời gian liên tục để bạn có thể xem mọi thứ thay đổi ra sao"
Nhóm nghiên cứu phát triển máy ảnh chỉ vừa hoàn thành tiêu diện - một loạt các cảm biến hình ảnh có bề rộng hơn 60 cm (tiêu cự của camera iPhone 11 là 26 mm). Nhóm đã mất khoảng 6 tháng để lắp ráp các cảm biến, chủ yếu bởi chúng có thể dễ dàng bị vỡ nếu chạm vào nhau trong quá trình lắp đặt.
Chiếc camera này chưa hoàn thiện.
Bởi chiếc camera này chưa hoàn thiện, các nhà khoa học phải sử dụng một máy chiếu lỗ kim để test tiêu diện. Họ đã chụp nhiều bức hình về một tấm ảnh của Vera C. Rubin (tên nhà khoa học được đặt tên cho đài quan sát), về cả nhóm phát triển máy ảnh, và đầu của một bông cải xanh romanesco.
Ảnh chụp đầu của một bông cải xanh romanesco.
Bạn có thể xem đoạn video dưới đây để thấy quá trình các nhà khoa học thiết kế và dựng nên tiêu diện, đồng thời hiểu hơn về những bí ẩn của vũ trụ mà họ hi vọng chiếc camera này có thể giúp mở khoá.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
