Bất ngờ với vật thể "hộ mệnh" 4,5 tỉ tuổi giúp Trái đất có sự sống
Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Jim Green, Giám đốc bộ phận Khoa học hành tinh của NASA, khẳng định Mặt trăng – vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất – từng là một vật thể không gian mạnh mẽ hơn nhiều so với ngày nay và là "thần hộ mệnh" của Trái đất non trẻ.
Trái đất ngày nay sở hữu một từ quyển mạnh mẽ và bầu khí quyển đủ dày giúp bảo vệ chúng ta và muôn loài khỏi bức xạ Mặt trời độc hại. Nhưng 4 tỉ năm trước nó không đủ mạnh như thế và bầu khí quyển thì chỉ mới chập chững hình thành.
Trái đất và Mặt trăng - (ảnh: NASA).
Mặt trời của 4 tỉ năm trước cũng trẻ trung và hung hãn hơn nhiều so với ngày nay. Với các đặc điểm đó, lẽ ra bầu khí quyển non nớt của Trái đất đã bị xói mòn và bề mặt hành tinh đã cháy rụi. Sự sống sơ khai – được cho là hình thành trong khoảng 3,8-4,1 tỉ năm trước – có thể không tồn tại nổi.
Nhưng NASA phát hiện Mặt trăng bé nhỏ của chúng ta khi đó cũng… có từ quyển! Từ trường mạnh mẽ phát ra từ thiên thể này đã cộng hưởng với từ trường non yếu của Trái đất để tạo nên lớp bảo vệ đủ mạnh, che chở bầu khí quyển đang phát triển cho đến khi địa cầu đủ mạnh. Từ trường Mặt trăng ngày đó ước tính mạnh ngang với từ trường Trái đất ngày nay.
Tuy nhiên theo thời gian, khi từ quyển và khí quyển Trái đất dần "trưởng thành", từ quyển của Mặt trăng cũng ngày một suy yếu. "Đến nay, nó hoàn toàn không có từ quyển" – tiến sĩ Jim Green cho biết.
Ngày càng nhiều nghiên cứu củng cố giả thuyết Mặt trăng hình thành từ sự kiện "hành tinh Theia" kích cỡ sao Hỏa va chạm trực diện với Trái đất. 2 hành tinh gần như hợp nhất vật chất, trong đó các phần đá bụi dư thừa bị mắc kẹt trong quỹ đạo Trái đất để rồi hình thành Mặt trăng. Có vẻ cú va chạm ấy là điều may mắn đối với chúng ta.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Advances.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
