Vụ thảm sát 20 vạn quân Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời

Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ chính là người chấm dứt chuỗi chiến thắng liên tiếp của quân Tần trong cuộc chiến chống lại lực lượng nổi dậy, đặt nền móng chấm dứt nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời.

Năm 210 TCN, Tần Thuỷ Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa qua đời vì bạo bệnh. Con thứ là Hồ Hợi được thái giám Triệu Cao và Lý Tư mạo di chiếu đưa lên ngôi, trở thành Tần Nhị Thế.

Vụ thảm sát 20 vạn quân Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đờiHình tượng Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ trong phim truyền hình Trung Quốc.

Nhị Thế không có tài năng như người cha kiệt xuất, lại không xoay xở giải quyết được sự căm phẫn của nông dân, khiến ở khắp nơi nổi dậy khởi nghĩa.

Chỉ trong vòng một năm, hàng loạt các nước chư hầu như thời Chiến Quốc trước kia được khôi phục, như Sở, Triệu, Yên, Nguỵ và Tề.

Tần Nhị Thế cử Chương Hàm làm thống soái, cùng các tướng Vương Ly, Tư Mã Hân, Đổng Ế, Tô Giác, Thiệp Nhàn mang quân đi dẹp.

Chỉ trong vài tháng, Chương Hàm thắng trận như chẻ tre, xoay chuyển cục diện giữa Tần và các chư hầu. Chính Chương Hàm là người đã giết chết Hạng Lương, chú của Hạng Vũ.

Vì cho rằng quân Sở khi đó không còn đáng ngại, Chương Hàm quay sang đánh nước Triệu, khiến Triệu vương Yết phải bỏ chạy về Cự Lộc (Hình Đài, tỉnh Hà Bắc ngày nay) và cầu cứu các nước chư hầu.

Hạng Vũ đại phá quân Tần

Trong bối cảnh hơn 20 vạn quân Tần của Vương Ly bao vây thành Cự Lộc, 20 vạn quân chủ lực của Chương Hàm đóng vai trò hỗ trợ, không một lực lượng nào của các nước chư hầu dám can thiệp.

Nhưng Hạng Vũ là người đã làm nên sự khác biệt, đánh quân Tần 9 trận thắng cả 9, cắt đứt con đường vận lương của Chương Hàm cho Vương Ly. Thanh thế quân của Sở át cả quân các nước chư hầu.

Quân của chư hầu đến cứu Cự Lộc đóng ở gần đó hơn 10 doanh trại, nhưng không ai dám đem quân ra đánh. Khi quân Sở giao chiến với quân Tần, các tướng chư hầu đều đứng trên tường mà nhìn. Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, binh sĩ nước Sở ai cũng đủ sức một người chống lại mười người, tiếng reo hò của quân Sở vang trời, quân chư hầu dấy binh diệt Tần cũng phải run sợ.

Kết thúc trận Cự Lộc, Hạng Vũ phá tan quân Tần, giết Tô Giác, bắt sống Vương Ly; Thiệp Nhàn tự thiêu mà chết. Sau thất bại quyết định này, đạo quân chủ lực của Tần do Chương Hàm chỉ huy trở nên bị động, suy sụp.

Vụ thảm sát 20 vạn quân Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời
Hạng Vũ là người có công lớn nhất đại phá quân Tần.

Không nhận được sự hỗ trợ của vua Tần là Tần Nhị Thế, Chương Hàm vì sợ uy của Hạng Vũ mà đầu hàng, giao nộp tính mạng mình, cùng các tướng lĩnh dưới quyền và 20 vạn quân Tần cho Hạng Vũ quyết định.

Theo sử sách ghi chép, hàng vạn binh lính Tần quốc quy hàng trên đường áp giải bị ngược đãi hết sức thê thảm. Nhưng vì mang thân phận tù binh, lại muốn bảo toàn tính mạng, họ chỉ có thể nhẫn nhục chịu đựng.

Khi vừa tới Tân An, tâm trạng của 20 vạn tù binh Tần quốc hết sức phức tạp. Sử ký của sử gia Tư Mã Thiên thời nhà Hán có chép lại:

"Tướng sĩ nhà Tần nhiều người nói trộm với nhau: Bọn Chương tướng quân lừa chúng ta đầu hàng chư hầu, nên bây giờ họ chỉ có thể vào cửa quan đánh nước Tần.

Nếu may mà đánh được nhà Tần thì tốt lắm, nếu không thì chư hầu sẽ bắt chúng mình đem về đông, còn Tần thì thế nào cũng giết hết cha mẹ, vợ con ta".

Các tướng nghe mang máng việc họ bàn, đem báo lại với Hạng Vũ. Hạng Vũ liền gọi Anh Bố và Bồ tướng quân bàn rằng:

"Tướng sĩ Tần vẫn còn đông, bụng chúng không phục ta, đến Quan Trung mà chúng không theo ta thì việc lớn sẽ nguy, chi bằng giết chúng đi, chỉ giữ lại Chương Hàm, trưởng sử Hân, đô úy Ế để cùng vào đất Tần mà thôi".

Trên thực tế, sau khi áp giải tù binh về thành Tân An, 20 vạn quân Tần đã biến mất một cách bí ẩn. Bởi nếu 20 vạn quân này không bị tiêu diệt, có lẽ Hạng Vũ không thể tiến vào đất Tần, giết Tần Vương thiêu rụi mọi thứ dễ dàng đến như vậy.

Giai thoại chôn sống 20 vạn quân Tần

Việc Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ giết hàng vạn tù binh Tần không được sử sách Trung Quốc chép lại cụ thể.

Giai thoại kể rằng Hạng Vũ đã bí mật lên kế hoạch giết hết tù binh, bằng cách bắt họ đào một cái hố lớn.

Vụ thảm sát 20 vạn quân Tần sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời
Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ được biết đến là người ngang tàng, bạo ngược và không chịu nghe ai.

Ở phía Tây của thành Tân An lúc bấy giờ vừa vặn có một đồng cỏ ngoại ô rất lớn. Hạng Vũ liền ra lệnh cho 20 vạn tù binh đào hố sâu, để rồi chính họ bị chôn sống trong hố sâu đó mà không có cách nào thoát ra được.

Những người cố gắng tìm cách chạy thoát đều bị chém chết và ném xác vào chính hố sâu do họ đào ra.

Ngày nay, mồ chôn tập thể của quân Tần vẫn thường được nhắc đến gần xã Nghĩa Mã, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Khu vực này bốn hướng đều có đồng cỏ bằng phẳng giống như sử sách chép lại.

Theo ghi nhận vào năm 1912, trong quá trình cải tạo hệ thống đường sắt trong khu vực. Các công nhân đã khai quật được nhiều bộ xương trắng. Đó có thể chính là hài cốt 20 vạn quân Tần bị Hạng Vũ giết chết năm xưa.

Trải qua hàng chục năm nội chiến Trung Quốc, các di chỉ và di cốt kia không được khai quật hay bảo tồn.

Sự kiện Hạng Vũ chôn sống 20 vạn quân Tần được xem là một trong những vụ thảm sát đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Sự kiện này được so sánh với vụ chôn sống 45 vạn hàng binh Triệu của tướng Tần là Bạch Khởi trong trận Trường Bình thời Chiến Quốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News