Vũ trụ có thể là một khối cầu khép kín

Dựa trên hiện tượng "nền sóng vũ trụ", các nhà khoa học xác định vũ trụ có thể có hình dạng một khối cầu khép kín.

Hầu hết mọi người đều nghĩ không gian như một mặt phẳng. Bạn đi theo một hướng và điểm bạn dừng lại cách xa điểm xuất phát của bạn. Tuy nhiên, theo Digital Trends, một nghiên cứu mới cho thấy thực tế vũ trụ có thể là hình cầu, tức là nếu bạn đi đủ xa theo cùng một hướng, bạn sẽ trở lại xuất phát điểm của mình.

Dựa trên thuyết tương đối của Einstein, không gian có thể uốn thành các hình dạng khác nhau. Vì thế, các nhà khoa học cho rằng vũ trụ phải mở, phẳng hoặc đóng.

Vũ trụ có thể là một khối cầu khép kín
Một hình ảnh về bầu trời được tạo ra từ dữ liệu thu được từ đài quan sát không gian Planck. (Ảnh: Digitaltrends).

Vũ trụ phẳng là hình dạng dễ hiểu nhất. Đó là cách chúng ta trải nghiệm không gian trong cuộc sống hàng ngày, khi đó chùm ánh sáng sẽ được kéo dài tới vô tận. Một vũ trụ mở sẽ có hình yên ngựa, với ánh sáng được uốn cong theo hình dáng đó. Còn vũ trụ kín sẽ có không gian hình cầu, với chùm ánh sáng liên tục di chuyển xung quanh và trở về điểm khởi đầu.

Để xác định hình dạng của vũ trụ, các nhà khoa học đã dựa vào hiện tượng "bức xạ nền vũ trụ" (CMB). Đây là bức xạ điện từ còn sót lại từ vụ nổ Big Bang. Nó lấp đầy không gian và có thể được phát hiện bằng kính viễn vọng vô tuyến chuyên dụng.

Các nhà nghiên cứu đo lường được sự biến động của CMB bằng cách sử dụng dữ liệu từ đài quan sát vũ trụ Planck của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Những biến động này có liên quan đến lượng vật chất tối và năng lượng tối trong vũ trụ.

Vũ trụ có thể là một khối cầu khép kín
Hình dạng của vũ trụ theo các học thuyết: Mở, phẳng và khép kín. (Ảnh: Digitaltrends).

Mặc dù không thể phát hiện được vật chất tối hoặc năng lượng tối, nhưng chúng ta có thể biết xác định được sự tồn tại của chúng. Thông qua CMB, các nhà nghiên cứu đã tìm ra manh mối về hình dạng của vũ trụ.

Giải thích rõ ràng nhất cho những phát hiện này là vũ trụ bị đóng kín, không phẳng như các học thuyết trước đây. Đây là một phát hiện đầy kịch tính, có thể trở thành một cuộc khủng hoảng về vũ trụ học. Tuy nhiên, phát hiện này vẫn chưa đủ thuyết phục.

Ví dụ, vũ trụ không ngừng mở rộng và các nhà khoa học không thể xác định được quá trình đó diễn ra nhanh hay chậm, khiến cho việc dự đoán độ cong của vũ trụ trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, có nhiều phân tích khác về dữ liệu Planck bổ trợ cho học thuyết về vũ trụ phẳng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA đã tiêu tốn bao nhiêu cho các nhiệm vụ khám phá vũ trụ?

NASA đã tiêu tốn bao nhiêu cho các nhiệm vụ khám phá vũ trụ?

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu ở mảng khoa học công nghệ, nhiều người vẫn cho rằng Mỹ chi tiền cho NASA là một sự phung phí.

Đăng ngày: 12/11/2019
Lần đầu tiên khoa học chứng kiến gió thiên hà trải dài tới cả ngàn năm ánh sáng

Lần đầu tiên khoa học chứng kiến gió thiên hà trải dài tới cả ngàn năm ánh sáng

Gió thiên hà khổng lồ phát ra từ một thiên hà có tên là Gió.

Đăng ngày: 11/11/2019
Thử nghiệm vẽ bản đồ vũ trụ mới có tiềm năng hóa giải được bí ẩn về

Thử nghiệm vẽ bản đồ vũ trụ mới có tiềm năng hóa giải được bí ẩn về "năng lượng tối"

Đây là một bước ngoặt mới trong ngành thiên văn học: khả năng đo đạc khoảng cách giữa các ngân hà được cải thiện, mở ra một kỷ nguyên mới trong việc “vẽ bản đồ” cấu trúc toàn Vũ trụ.

Đăng ngày: 09/11/2019
Trái đất sống được nhờ sự tồn tại của một hành tinh khổng lồ khác

Trái đất sống được nhờ sự tồn tại của một hành tinh khổng lồ khác

Một hành tinh khổng lồ với khối lượng gấp 318 lần trái đất đã dùng lực hấp dẫn của nó giữ cho hành tinh của chúng ta không bị trôi khỏi quỹ đạo.

Đăng ngày: 09/11/2019
NASA lần đầu mở kho mẫu vật lấy từ Mặt trăng cách đây hơn 40 năm

NASA lần đầu mở kho mẫu vật lấy từ Mặt trăng cách đây hơn 40 năm

Lần đầu tiên, các nhà khoa học Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ có cơ hội tiếp cận với một số mẫu vật do tàu vũ trụ Apollo 17 lấy từ Mặt Trăng cách đây 40 năm.

Đăng ngày: 08/11/2019
Trung Quốc tham vọng tạo hạt giống biến đổi gene ngoài vũ trụ

Trung Quốc tham vọng tạo hạt giống biến đổi gene ngoài vũ trụ

Các nhà khoa học Trung Quốc dùng vệ tinh gửi hạt giống và cây trồng ra ngoài vũ trụ, lợi dụng phóng xạ cao để tạo nên những đột biến gene không thể xảy ra trên Trái Đất.

Đăng ngày: 08/11/2019
Những hình ảnh bề mặt sao Kim đầu tiên từ hành trình lịch sử Venera

Những hình ảnh bề mặt sao Kim đầu tiên từ hành trình lịch sử Venera

Venera là một chương trình vũ trụ với hàng loạt các tàu thám hiểm được Liên Xô phóng vào không gian vào những năm 1970 và 1980 nhằm nghiên cứu môi trường trên Sao Kim.

Đăng ngày: 07/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News