Vừa giật giải thọ nhất thế giới, con nhện 43 năm tuổi lại lăn đùng ra chết vì lý do dở hơi

Vượt qua bao biến cố để đến tuổi "ngoại tứ tuần", con nhện lâu đời nhất ở Úc lại ra đi theo cách khó tưởng tượng nổi.

Theo Tạp chí Bảo tồn Sinh học Thái Bình Dương (Pacific Conservation Biology Journal), kỷ lục sống lâu trước đó thuộc về 1 con nhện tarantula 28 năm tuổi ở Mexico.

Còn con nhện 43 năm tuổi xấu số trong bài viết này không chết vì già mà bởi 1 vết đốt của ong bắp cày 2 năm về trước.

Nó không có tên mà chỉ được các nhà khoa học gọi là "Số 16".

Theo ScienceAlert, tuổi đời hoành tráng của Số 16 đã giúp giới nghiên cứu phát hiện ra nhiều thông tin quan trọng về tập tính của loài nhện ở Úc.

"Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là con nhện già nhất từng được ghi lại. Tuổi thọ của nó đã cho phép chúng tôi điều tra sâu hơn về tập tính và biến động số lượng cá thể nhện", Leanda Mason, nhà khoa học đến từ Đại học Curtin cho biết.

Vừa giật giải thọ nhất thế giới, con nhện 43 năm tuổi lại lăn đùng ra chết vì lý do dở hơi
Số 16, con nhện cửa sập cái già nhất thế giới qua đời ở tuổi 43 vì bị ong đốt

Trong quá khứ, một dự án nghiên cứu về nhện cửa sập (trapdoor spider) lần đầu tiên được tổ chức ở Tây Úc vào năm 1974, trong đó Số 16 đã được tìm thấy và theo dõi.

Mason nói: "Qua nghiên cứu chi tiết, chúng tôi có thể xác định được tuổi thọ kéo dài của nhện cửa sập là do đặc điểm sống của chúng, bao gồm bản chất ít vận động và chuyển hóa năng lượng thấp".

Số 16 hầu như được theo dõi trong tự nhiên. Thông thường, nhện cái đặt bẫy cửa sập và sống quanh quẩn cả đời ở đó. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã đánh dấu hang của Số 16 và thường xuyên lui tới kiểm tra.

Nghiên cứu cũng giúp con người hiểu rõ hơn về sự căng thẳng trong tương lai, phá rừng và biến đổi khí hậu có thể tác động đến các loài như thế nào.

Những con nhện cửa sập thường có tuổi thọ từ 5 - 20 năm. Trong khi những con cái chỉ loanh quanh gần hang, con đực rời đi khi trưởng thành để tìm bạn đời.

Trông khá đáng sợ nhưng chúng không phải là mối đe dọa lớn đối với con người, dù vết cắn có thể gây sưng tấy và đau nhức.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài nhện phát triển nọc độc để tự vệ trong mùa giao phối

Loài nhện phát triển nọc độc để tự vệ trong mùa giao phối

Nhện mạng phễu, một trong những loài nhện độc nhất thế giới, có nọc độc tiến hóa để giúp chúng vượt qua hành trình tìm kiếm bạn tình đầy nguy hiểm.

Đăng ngày: 23/09/2020
Ba loài thực vật

Ba loài thực vật "sát thủ" của nhân loại, loài thứ 3 "giết chết" 7 triệu người mỗi năm!

Đối với con người, đâu là loài thực vật nguy hiểm và giết chết người nhất hành tinh?

Đăng ngày: 22/09/2020
Cây táo của Newton gần 400 tuổi vẫn ra quả

Cây táo của Newton gần 400 tuổi vẫn ra quả

Trong khu vườn trước dinh thự ở Lincolnshire của nhà bác học, cây táo lừng danh - vốn được cho là giúp Newton nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn - vẫn ra hoa, kết trái.

Đăng ngày: 21/09/2020
Giống lan cực hiếm, được bảo vệ thông tin

Giống lan cực hiếm, được bảo vệ thông tin "tuyệt mật"

Đến nay chỉ phát hiện khoảng 50 cây ngoài tự nhiên, loài lan này được các nhà khoa học và cơ quan chức năng bảo vệ nghiêm ngặt, giúp chúng tránh khỏi nhiều mối nguy hại khác nhau.

Đăng ngày: 18/09/2020
Loài thực vật tiết chất độc như bọ cạp

Loài thực vật tiết chất độc như bọ cạp

Các nhà sinh vật học đã xác định được loại chất độc gây đau dữ dội tiết ra từ cây tầm ma rừng nhiệt đới ở bang Queensland.

Đăng ngày: 18/09/2020

"Siêu nấm" nguy hiểm đe dọa loài ếch vàng cực kỳ nguy cấp

Những cá thể ếch vàng Panama cuối cùng ở Trung Mỹ có nguy cơ biến mất do một loài nấm siêu lây lan trong nước gây bệnh trên da.

Đăng ngày: 16/09/2020
Amip ăn não: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Amip ăn não: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Amip ăn não người có tên khoa học là Naegleria fowleri - một loại ký sinh trùng.

Đăng ngày: 14/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News