"Vùng chết" của Ngân Hà "bùng nổ" vì 100.000 bản sao Mặt trời

Các nhà thiên văn vừa xác định khu vực bất thường mang tên Sagittarius B1 ở gần trung tâm thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân Hà), nơi hàng loạt ngôi sao trẻ khối lượng Mặt Trời ra đời ồ ạt.

Tờ Sci-News dẫn lời tiến sĩ Francisco Nogueras-Lara từ Viện Thiên văn Max Planck - Đức cho hay vùng gần trung tâm là môi trường khắc nghiệt nhất trong thiên hà chúng ta. Tuy nhiên họ đã khám phá ra một "vườn ươm sao" ngoài sức tưởng tượng ở nơi tưởng chừng như là vùng chết này.

Sagittarius B1, gọi tắt là Sgr B1, là một trong những khu vực của "vùng chết" gần trung tâm Ngân Hà, nơi có trái tim là một lỗ đen quái vật mang tên Sagittarius A*.

Vùng chết của Ngân Hà bùng nổ vì 100.000 bản sao Mặt trời
Khu vực mang tên Sagittarius B1 trong thiên hà chứa Trái đất Ngân Hà - (Ảnh: ESO)

Sgr B1 từ lâu đã nổi tiếng về sự phát xạ mạnh mẽ khi được quan sát qua ống kính thiên văn. lần này, sử dụng một thiết bị quan sát hồng ngoại tối tân là HAWK-I trên Kính viễn vọng Very Large của Đài Thiên văn Nam Âu (ESO), các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng sốc về khoảng 100.000 ngôi sao chỉ có tuổi đời 10 triệu năm trở xuống.

Với tuổi đời của một thiên thể, 10 triệu năm là quá non trẻ. Đáng chú ý, 100.000 ngôi sao này có khối lượng tương được Mặt Trời chúng ta.

Số lượng sao ngoạn mục này được phân bổ trong 8 vùng con riêng biệt, cực kỳ nóng bỏng.

Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn xác định được 6 ngôi sao khác khổng lồ và cô đơn, mà sự hiện diện của chúng được cho là tương tác mạnh mẽ với 8 cụm sao nói trên.

Phát hiện cho thấy vùng trung tâm thiên hà thực ra nhộn nhịp và đầy sức sống hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, dù là môi trường khắc nghiệt và nếu một trong 100.000 bản sao Mặt Trời có sinh ra được một bản sao Trái đất, sự sống vẫn khó có khả năng xảy ra.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiệm vụ của Lucy: Khám phá bí mật về

Nhiệm vụ của Lucy: Khám phá bí mật về "viên nang thời gian" của Hệ Mặt trời

Lucy đã thực hiện thành công một cuộc hành trình dài vào ngày 16 tháng 10 năm 2021. Trên đường đi, nó sẽ trải qua 12 năm khám phá một mình trong không gian tối và sâu.

Đăng ngày: 31/08/2022
Sứ mệnh Artemis 1 mở kỷ nguyên mới về khoa học liên hành tinh

Sứ mệnh Artemis 1 mở kỷ nguyên mới về khoa học liên hành tinh

Chuyến bay đầu tiên trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng Artemis sẽ bao gồm một loạt thí nghiệm khoa học để chuẩn bị cho các sứ mệnh tương lai.

Đăng ngày: 30/08/2022
Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 30/08/2022
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 30/08/2022
Hai thiên hà thẳng hàng Trái đất, xuyên không 12 tỉ năm

Hai thiên hà thẳng hàng Trái đất, xuyên không 12 tỉ năm

Một chiếc nhẫn Einstein gần như hoàn hảo được tạo nên bởi 2 thiên hà vừa hiện ra từ thế giới cách chúng ta 12 tỉ năm ánh sáng nhờ sự tình cờ ngàn năm có một.

Đăng ngày: 30/08/2022
NASA hủy phóng sứ mệnh Mặt trăng Artemis 1 vào phút chót

NASA hủy phóng sứ mệnh Mặt trăng Artemis 1 vào phút chót

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã hủy phóng tàu vũ trụ tới quỹ đạo Mặt Trăng chỉ trước 40 phút theo kế hoạch do phát hiện động cơ quá nhiệt.

Đăng ngày: 30/08/2022
Nữ phi hành gia duy nhất của Nga sẽ bay đến Trạm Vũ trụ Quốc tế

Nữ phi hành gia duy nhất của Nga sẽ bay đến Trạm Vũ trụ Quốc tế

Anna Kikina, nữ phi hành gia người Nga duy nhất còn làm việc, sẽ bay đến Trạm Vũ trụ Quốc tế vào tháng 10, trở thành người Nga đầu tiên tham gia sứ mệnh không gian của SpaceX.

Đăng ngày: 29/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News