"Vùng chết" giữ xác tàu nguyên vẹn hàng nghìn năm dưới biển Đen
Khu vực không chứa oxy dưới đáy biển Đen giúp bảo quản 60 xác tàu đắm hoàn hảo tới mức có thể nhìn rõ trang trí trên khung gỗ.
Xác tàu buôn thời đế chế Otto dưới đáy biển Chết. (Ảnh: Sun).
Các nhà khoa học gọi khu vực yếm khí dưới đáy biển Đen là "vùng chết", nơi 60 xác tàu có niên đại từ thời Alexander Đại đến tới thế kỷ 19 không bị thời gian phá hủy. Xác tàu nguyên vẹn cổ nhất trong số đó là một tàu buôn Hy Lạp được phát hiện ở độ sâu 2km năm 2017. Con tàu ra đời vào năm 400 trước Công nguyên, cách đây hơn 2.400 năm.
Gỗ trên một số xác tàu được bảo quản tốt tới mức có thể thấy rõ từng đường chạm trở và dấu vết đục đẽo. Thông thường, gỗ và dây thừng là những vật liệu đầu tiên mục ruỗng dưới tác động của nước biển và và vi khuẩn.
Nhóm nghiên cứu quốc tế đứng đầu là giáo sư Jon Adams của Dự án khảo cổ hàng hải Biển Đen (MAP) phát hiện vùng chết nằm cách mặt biển Đen 150 - 2.200m khi lập bản đồ đáy biển bằng sóng âm và phương tiện điều khiển từ xa (ROV). Các nhà khoa học cho biết lý do những xác tàu có tình trạng bảo quản tốt như vậy là do thành phần hóa học khác thường của nước biển Đen.
Theo giáo sư Adams, khi kỷ Băng hà cuối cùng kết thúc cách đây khoảng 12.000 năm, biển Đen lúc đó là Hồ Đen. Do nhiệt độ tăng lên và mực nước biển dâng cao, nước biển Địa Trung Hải bắt đầu tràn ra các dòng sông chảy vào Biển Đen. Điều này khiến cả nước mặn và nước ngọt cùng đổ vào vùng biển, hình thành hai lớp nước. Lớp bên trên chứa ít muối hơn rất giàu oxy trong khi lớp ở dưới không chứa oxy. Đó là lý do những con tàu vẫn nguyên vẹn trong suốt thiên niên kỷ.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.
