Vùng nước ngọt khổng lồ được phát hiện sâu dưới đáy biển

Một khu bảo tồn nước ngọt hiếm hoi đã được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía Nam của New Zealand, đây là nơi có thể giúp chống lại hạn hán cũng như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Nước ngầm trong lành ngoài khơi (OFG) được phát hiện thông qua sự kết hợp của kỹ thuật địa chấn và kỹ thuật quét sóng điện từ, được sử dụng để xây dựng bản đồ 3D của tầng ngầm nước dưới biển.


Khu bảo tồn nước ngọt hiếm hoi này được phát hiện ở phía Nam New Zealand.

Trong khi lượng nước chính xác vẫn chưa được xác nhận, các nhà nghiên cứu ước tính hệ thống này có thể chứa tới 2.000 kilomet khối nước ngọt (gần 480 dặm khối)– tương đương với 800 triệu hồ bơi chuẩn Olympic hoặc nhiều hơn hồ Ontario.

Những tầng ngầm nước ngoài khơi này bị khóa trong đá, có thể được tìm thấy ở nhiều điểm khác nhau trên thế giới mặc dù chúng không phổ biến. Trong trường hợp này, phần lớn nước có khả năng bị bỏ lại sau ba kỷ băng hà gần đây, các nhà khoa học cho biết.

"Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của nghiên cứu này là sự cải thiện hiểu biết trong việc quản lý nguồn nước", nhà địa chất Joshu Mountjoy, từ Viện nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia (NIWA) New Zealand cho biết.


Những tầng ngầm nước ngoài khơi này bị khóa trong đá.

Những điều tra sâu hơn đã được bắt đầu trên một tàu nghiên cứu vào năm 2017. Tầng ngầm nước cạn bất thường chỉ 20 mét dưới đáy biển. Nó có thể kéo dài khoảng 60km từ bờ biển.

Theo các nhà nghiên cứu, các kỹ thuật tương tự được áp dụng trong nghiên cứu này cũng có thể được sử dụng để đánh giá các tầng nước ngầm tương tự trên toàn cầu.

Chính quyền địa phương rất muốn khám phá làm thế nào tầng chứa nước mới được phát hiện có thể giúp cung cấp nước ngọt, mà không có bất kỳ thiệt hại nào đối với môi trường xung quanh hoặc các hệ sinh thái phụ thuộc vào nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Đăng ngày: 23/03/2025
Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Đăng ngày: 13/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News