WHO chính thức xếp "nghiện game" là rối loạn tâm thần
Trong ấn phẩm mới nhất của mình, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng chứng rối loạn chơi game hay còn gọi là nghiện game (game disoder) nên được xem là một chứng rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa có sự đồng thuận từ giới y tế và các nhà nghiên cứu.
WHO đã bổ sung chứng rối loạn game vào ấn bản thứ 11 của Phân loại thống kê quốc tế về các loại bệnh (ICD) được sử dụng để phân loại các điều kiện sức khỏe. Nó tương tự như cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần (DSM) được xuất bản ở Mỹ nhưng ICD có phạm vi rộng hơn và được sử dụng trên phạm vi quốc tế.
Có vẻ vẫn còn hơi sớm để công nhận điều này, vì thế tốt nhất chúng ta hãy xem nó như một chẩn đoán.
Ba loại hành vi để định nghĩa chứng rối loại game hoặc nghiện game bao gồm: không kiểm soát được bản thân khi chơi game ví dụ như địa điểm, tần suất và thời gian chơi; coi trọng việc chơi game hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống và dành nhiều thời gian để chơi game bất chấp hậu quả tiêu cực xảy đến; và trò chơi làm căng thẳng cuộc sống hoặc mối quan hệ của bệnh nhân. Theo WHO, việc phân loại này nên được công nhận trong ít nhất một năm tới.
Ông Vladimir Konyak, một thành viên của WHO đã trả lời hãng tin CNN rằng: "Chúng tôi không tạo ra tiền lệ. WHO chỉ đang theo dõi những xu hướng, sự phát triển và những gì đang diễn ra với dân số thế giới trong lĩnh vực chuyên môn".
Tuy nhiên, quyết định trên chắc chắn sẽ gây tranh cãi cho các nghiên cứu đang tìm hiểu xoay quanh vấn đề này. Ví dụ, với hệ thống chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần DSM của Mỹ, "nghiện game" trên Internet được đặt trong mục cần nghiên cứu thêm. Trong năm 2016, các chuyên gia đã viết một bức thư cho WHO đề xuất về việc bổ sung "nghiện game" vào phân loại ICD. Các chuyên gia này cho rằng: "hành động chính thức hóa chứng rối loạn game hay thậm chí chỉ là một đề xuất dù trong bất kì một lĩnh vực nào kể cả y tế, khoa học, y tế công cộng hay xã hội và nhân quyền đều rất đáng xem xét".
Trong phần trả lời với CNN, nhà tâm lý học Anthony Bean cho biết: "Tôi là một bác sĩ lâm sàng đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu, vì vậy tôi thấy rất rõ việc mọi người đang dần trở nên nghiện game". Tuy nhiên, Bean cho biết thêm, các tiêu chí xem xét quá rộng và nó khiến cho ta không phân biệt giữa các dạng bệnh nhẹ và nặng. "Có vẻ vẫn còn hơi sớm để công nhận điều này, vì thế tốt nhất chúng ta hãy xem nó như một chẩn đoán", ông tiếp lời.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.
