WHO đặt tên cho các biến thể virus SARS-CoV-2 theo bảng chữ cái

Ngày 31-5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo đặt tên mới cho các biến thể virus SARS-CoV-2 đáng lo ngại theo các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp thay vì theo địa điểm mà biến thể được phát hiện lần đầu tiên.

Biến thể đầu tiên xuất hiện ở Anh (B.1.1.7) được đặt tên là biến thể "alpha". Biến thể thứ hai, xuất hiện ở Nam Phi (B.1.351) được gọi là biến thể "beta".

Biến thể thứ ba lần đầu tiên xuất hiện ở Brazil được gọi là biến thể “gamma” và biến thể thứ tư xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ là biến thể “delta”. Các biến thể trong tương lai sẽ được gắn nhãn bằng các chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái Hy Lạp.

WHO cho biết, một nhóm chuyên gia đã đưa ra hệ thống đặt tên mới, hệ thống này sẽ không thay thế các hệ thống đặt tên khoa học nhưng sẽ cung cấp các nhãn "đơn giản, dễ nói và dễ nhớ" cho các biến thể. Tên khoa học sẽ "tiếp tục được sử dụng trong nghiên cứu".

WHO đặt tên cho các biến thể virus SARS-CoV-2 theo bảng chữ cái
Tên của các biến thể đáng lo ngại ở Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ theo ba cách gọi. (Nguồn: CNN).

Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật ứng phó với Covid-19 của WHO cho rằng: “Không quốc gia nào đáng bị kỳ thị vì đã phát hiện và báo cáo các biến thể”.

Thay vào đó, một hội đồng chuyên gia của WHO khuyến nghị sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp để gọi tên các biến thể. Theo WHO, "điều này sẽ dễ dàng hơn và thực tế hơn đối với những người không phải là nhà khoa học".

Như vậy, giờ đây mỗi biến thể virus SARS-CoV-2 có ba tên gọi: tên khoa học, các tham chiếu dựa trên vị trí xuất hiện của một biến thể và giờ đây là theo bảng chữ cái Hy Lạp của WHO.

Có một số người cho rằng việc WHO đặt tên theo bảng chữ cái tiếng Hy Lạp là hơi muộn. Tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, nói với CNN: “Sẽ rất tốt nếu đặt tên theo cách này từ sớm. Bây giờ sẽ rất khó để thuyết phục mọi người bắt đầu sử dụng các tên gọi theo chữ cái Hy Lạp".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mới về loại thuốc có thể thách thức các biến thể SARS-CoV-2

Phát hiện mới về loại thuốc có thể thách thức các biến thể SARS-CoV-2

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra một loại thuốc có thể là công cụ " thách thức cuộc chơi" trong việc điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, trong đó bao gồm cả các biến thể SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 01/06/2021
Chuyên gia Mỹ cảnh báo về Covid-26 và Covid-32

Chuyên gia Mỹ cảnh báo về Covid-26 và Covid-32

Chuyên gia Mỹ cho biết nếu không tìm được nguồn gốc gây dịch Covid-19, thế giới có thể phải đối mặt với Covid-26, thậm chí là Covid-32.

Đăng ngày: 01/06/2021
Đột biến nCoV mới phát hiện tại Việt Nam có đáng lo ngại?

Đột biến nCoV mới phát hiện tại Việt Nam có đáng lo ngại?

Theo Giáo sư Đặng Đức Anh, đột biến vừa được phát hiện và vẫn cần theo dõi, nghiên cứu thêm.

Đăng ngày: 31/05/2021
Phát hiện đột phá về khả năng miễn dịch với nCoV

Phát hiện đột phá về khả năng miễn dịch với nCoV

Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố kết quả hai nghiên cứu cho thấy phát hiện mới về sự miễn dịch với nCoV, đồng thời có thể xua tan nỗi lo về hiệu quả bảo vệ của vaccine Covid-19.

Đăng ngày: 28/05/2021
Virus SARS-CoV-2 lây qua không khí, người dân cần làm gì?

Virus SARS-CoV-2 lây qua không khí, người dân cần làm gì?

Virus SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp và qua đường tiếp xúc.

Đăng ngày: 28/05/2021
Đã tìm ra nguyên nhân đông máu sau khi tiêm vaccine Covid-19

Đã tìm ra nguyên nhân đông máu sau khi tiêm vaccine Covid-19

Các nhà khoa học Đức cho biết họ tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp cho chứng rối loạn đông máu sau khi tiêm vaccine Covid-19.

Đăng ngày: 27/05/2021
Vì sao người trẻ tử vong khi mắc Covid-19 dù không có bệnh nền?

Vì sao người trẻ tử vong khi mắc Covid-19 dù không có bệnh nền?

Covid-19 không chỉ gây nguy hiểm với người cao tuổi. Những người trẻ, khỏe mạnh, không mắc bệnh nền, cũng gục ngã trước căn bệnh chưa tìm ra thuốc chữa này.

Đăng ngày: 26/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News