WHO phát hiện thành phần gây tử vong trong siro ho lưu hành ở nhiều quốc gia
Hàng trăm trẻ em đã tử vong kể từ cuối năm 2022, do sử dụng siro ho nhiễm hóa chất độc hại ethylene glycol (EG).
Siro ho. (Ảnh minh họa: Hindustan Times)
Tổ chức Y tế thế giới ( WHO ) ngày 15/4 phát cảnh báo đến các hãng dược phẩm về 5 lô cồn có vị ngọt propylene glycol, một thành phần được sử dụng để bào chế siro y tế, bị nhiễm hóa chất độc hại ethylene glycol (EG), đã bị dán nhãn giả mạo là do các chi nhánh của Công ty hóa chất Dow Chemical (Mỹ) tại châu Á và châu Âu sản xuất.
Động thái này diễn ra sau khi Cơ quan Quản lý dược phẩm Pakistan (DRAP) đưa ra 3 cảnh báo trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2024 về hàm lượng cao của EG trong những chiếc thùng đựng propylene glycol mà cơ quan này thu giữ và được cho là do các chi nhánh của Dow Chemical ở Thái Lan, Đức và Singapore sản xuất.
Theo WHO, các loại thuốc, siro chứa chất độc ethylene glycol ở mức "không thể chấp nhận được". Mức nhiễm độc dao động từ 0,62% đến 0,82% so với ngưỡng quy định là không quá 0,1%. Các thuốc này được dùng để điều trị ho, dị ứng và các vấn đề sức khỏe khác.
WHO cho biết tổng cộng có 23 lô sản phẩm, tên thương mại là siro Alergo, hỗn hợp Emidone, siro Mucorid, hỗn hợp Ulcofin và siro Zincell bị ảnh hưởng. Đến nay, chỉ có Alergo được tìm thấy bên ngoài Pakistan.
Siro ho có chứa EG do Ấn Độ và Indonesia bào chế có liên quan tới hơn 300 trường hợp trẻ em tử vong trên toàn cầu kể từ cuối năm 2022. Các loại siro này được phát hiện chứa hàm lượng cao EG và diethylene glycol cũng là một loại hóa chất độc hại, dẫn đến tổn thương thận cấp và tử vong.
WHO cảnh báo những sản phẩm không đạt chuẩn này là không an toàn và việc sử dụng các sản phẩm, đặc biệt là ở trẻ em, có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.
