Williamina Fleming - từ người giúp việc trở thành nhà thiên văn học nổi tiếng thế giới

Xin vào làm người giúp việc trong gia đình giáo sư Edward Charles Pickering có lẽ là một quyết định quan trọng nhất đối với người phụ nữ trẻ Williamina Fleming - nhà thiên văn học nổi tiếng thế giới đã khám phá ra Tinh vân Đầu Ngựa.

Williamina Paton Stevens Fleming (1857 – 1911) - một phụ nữ người Scottish đang ở tuổi 19 phơi phới nhưng đã quyết định bỏ lại sau lưng tất cả để di cư sang Hòa Kỳ cùng chồng và bắt đầu một cuộc sống mới ở Boston, Massachusetts.

Trước đó, Williamina Fleming vốn là giáo viên ở Dundee - một làng quê ven biển phía đông Scotland. Tại nơi đây, bà đã gặp chồng mình là James Fleming - một người đàn ông góa vợ, lớn hơn bà 15 tuổi và là nhân viên kế toán.

Hai năm sau khi bắt đầu cuộc sống mới tại Hoa Kỳ, Williamina Fleming bị chồng bỏ rơi khi đang mang thai đứa con đầu lòng mà không được hỗ trợ bất cứ một khoản tiền nào. Vừa mang thai, bị chồng bỏ, lại sống ở nơi đất khách quê người khiến Fleming như lâm vào hoàn cảnh tuyệt vọng. Tuy nhiên, người ta thường nói rằng: Khi một cánh cửa đóng lại thì một cánh cửa khác sẽ mở ra. Một thân một mình trên lục địa vốn không phải nơi quen thuộc đối với mình, bà đã phải xin làm người giúp việc với mong muốn kiếm được chút ít tiền để có thể nuôi sống bản thân và lo cho đứa con sắp chào đời. Ít ai ngờ rằng, đây lại chính là cơ hội lớn, làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời bà.


Williamina Paton Stevens Fleming (chụp năm 1890)

Cơ duyên bất ngờ đã đưa người mẹ đơn thân đang tuyệt vọng này với giáo sư Edward Charles Pickering gặp gỡ nhau. Pickering chính là giáo sư vật lý và cũng là giám đốc của Đài quan sát Harvard. Ông đã thuê Fleming về để quán xuyến mọi việc trong gia đình. Với óc tinh tường của một nhà quan sát, Pickering nhanh chóng nhận ra khả năng và trí thông minh tuyệt vời của người quản gia mới mà mình vừa mới thuê. Được biết, Pickering đã từng hét lên vào mặt các nhân viên của mình rằng: "Ngay cả người giúp việc nhà tôi cũng có thể làm tốt hơn các anh".

Williamina Fleming - Người phát triển hệ thống các danh mục sao

Sau khi trở về từ Scotland - nơi bà đã hạ sinh đứa con trai đầu lòng Edward vào năm 1881, Fleming bắt đầu làm việc với những cùng với các nhân viên tại Đài quan sát Harvard do Pickering điều hành, thay cho vị trí của người trợ lý đã khiến vị giáo sư đáng kính này phải đau đầu rất nhiều. Kể từ đó, bà đã chứng minh được tài năng thiên bẩm của mình trong lĩnh vực khoa học này bằng việc phân loại và lập danh sách cho hơn 10.000 ngôi sao chỉ trong vòng 9 năm. Cũng trong thời gian này, bà đã giới thiệu một sơ đồ tổ chức các chòm sao mới bằng cách gán các ký tự chữ cái cho các ngôi sao (từ A đến Q, bỏ qua J) - dựa trên đặc điểm của các vạch hydro trên quang phổ của chúng.

Công trình này được công bố vào năm 1890 trong phiên bản đầu tiên của danh mục Henry Draper và là một trong những đóng góp đáng giá nhất của Williamina Fleming đối với lĩnh vực thiên văn học. Mặc dù tên của bà không được ghi trong danh sách các tác giả nghiên cứu nhưng Pickering đã trích dẫn tên của bà trên các trang bên trong và công khai thừa nhận Fleming chính là tác giả của hệ thống phân loại sao mới. Những gì Fleming đã làm chính là cơ sở để phân loại quang phổ được sử dụng ngày nay.

Nhờ Fleming, Pickering đã nhận ra rằng làm việc với phụ nữ có lẽ dễ chịu và hiệu quả hơn. Chính vì thế, Pickering đã tiếp tục tuyển dụng thêm 9 nữ nhân viên nữa để giúp ông tính toán và sắp xếp các quang phổ trên kính ảnh. Nhóm 9 nhà toán học nữ này đã đi vào lịch sử nhân loại và được biết đến như là "các máy tính trường Harvard" (Harvard Computer). Trong đó, nổi bật hơn cả là 2 nhà thiên văn học Antonia C. Maury và Annie J. Cannon, họ đã có công sắp xếp lại các nhóm quang phổ và phân loại một số lượng lớn các ngôi sao.


Nhóm nữ cộng sự làm việc cho Edward Charles Pickering tại Đài quan sát Harvard

Tong suốt sự nghiệp của mình, Fleming đã khám phá ra 59 tinh vân, hơn 310 sao biến quang và 10 sao siêu mới (nova). Một trong những thành tựu lớn nhất của bà là phát hiện ra Tinh vân Đầu Ngựa trong chòm sao Orion vào năm 1888 mà sau này được biết đến với tên gọi IC 434. Bà được mệnh danh là người phụ trách bộ sưu tập ảnh của Đài quan sát thiên văn, là thành viên danh dự của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Luân đôn.

Trước khi mất, Fleming đã được Hiệp hội Thiên văn Mexico trao tặng huân chương Guadalupe Almendaro vì những đóng góp của bà dành cho lĩnh vực thiên văn học. Tên của bà được đặt cho một crater* trên mặt trăng (crater Fleming).

Trong một thế giới vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, Williamina Fleming đã vượt qua được rất nhiều rào cản để có thể chinh phục khoa học, người phụ nữ tiên phong này không chỉ trở thành hình mẫu cho hàng triệu các nhà nghiên cứu mà còn cho toàn thể cộng đồng khoa học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thomas Edison & những phát minh vĩ đại

Thomas Edison & những phát minh vĩ đại

Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

Đăng ngày: 01/04/2025
Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ

Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ

Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư.

Đăng ngày: 29/03/2025
Bí mật ít biết về Leonardo da vinci

Bí mật ít biết về Leonardo da vinci

Leonardo da Vinci, một thiên tài, một nhà sáng chế vĩ đại người Ý. Một số tuyệt tác, sáng chế của ông được cả thế giới biết đến nhưng còn một số sự thật thú vị về cuộc đời và sự sáng tạo của Lenardo ít được mọi người biết đến.

Đăng ngày: 14/03/2025
Ngày 8/3: Tìm hiểu về những người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới

Ngày 8/3: Tìm hiểu về những người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đang đến gần, hãy cùng chúng tôi điểm lại  thông tin và hình ảnh của 7 người phụ nữ có những đóng gớp lớn lao làm thay đổi lịch sử thế giới.

Đăng ngày: 09/03/2025
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Đăng ngày: 18/02/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 12/02/2025
Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News