Xác cá heo dạt bờ mắc... Alzheimer như con người và lý do hết sức đáng lo ngại
Lo ngại là bởi nó hoàn toàn có thể xảy ra với con người.
Alzheimer là một chứng bệnh thần kinh hết sức phiền toái mà nhiều người đang mắc phải. Nó khiến người bệnh bị mất trí nhớ, giảm khả năng tư duy, trở nên lú lẫn và không thể sinh hoạt bình thường được.
Nhưng hóa ra, căn bệnh này không chỉ gói gọn trong phạm vi con người, mà cá heo cũng bị nữa. Năm 2017, cá heo là loài động vật hoang dã đầu tiên (và duy nhất) cũng mắc phải chứng Alzheimer của con người. Và mới đây có khoảng hơn 10 con cá heo dạt vào bờ biển tại Florida và Massachusetts. Theo như khám nghiệm, não bộ của chúng chứa đầy mảng bám amyloid - một dấu hiệu không thể chối cãi của bệnh Alzheimer.
Việc cá heo mắc Alzheimer thực chất lại không khiến khoa học ngạc nhiên bằng nguyên nhân gây ra nó. Theo Deborah Mash từ ĐH Miami, xác của những con cá heo này có tồn tại dư lượng BMAA - một loại độc chất từ môi trường.
cá heo là loài động vật hoang dã đầu tiên (và duy nhất) cũng mắc phải chứng Alzheimer của con người.
BMAA là chất độc thần kinh do tảo xanh tạo ra khi nở hoa, có thể dễ dàng lọt vào chuỗi thức ăn và gây hậu quả nghiêm trọng cho nhiều loài vật trong hệ sinh thái. Trên thực tế, các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ rằng BMAA chịu trách nhiệm cho nhiều chứng bệnh thần kinh phổ biến, không chỉ Alzheimer mà cả Parkinson và ALS (teo cơ xơ cứng 1 bên) nữa.
Vậy nên khi xác định được BMAA tồn tại trong những xác cá heo mắc Alzheimer, giả thuyết này càng được củng cố.
"Cá heo là một trong những nạn nhân phải chịu đựng nhiều độc chất từ môi trường biển nhất," - Mash cho biết.
"Tần suất tảo và vi khuẩn bùng nổ tại các vùng nước đang tăng dần. Vậy nên, trường hợp của những con cá heo này có thể là lời cảnh báo sớm đối với con người."
Được biết, những con cá heo sống tại Florida phải thường xuyên tiếp xúc với những đợt tảo nở hoa hết sức độc hại. Dù chưa có kết luận cuối cùng, nhưng nhiều khả năng BMAA phải chịu trách nhiệm cho việc này. Hơn nữa một số thí nghiệm cho thấy BMAA nếu lọt vào khẩu phần ăn của người và linh trưởng sẽ có thể khiến hệ thần kinh bị thoái hóa nhanh hơn.
Trái đất ngày càng nóng lên, các sự kiện tảo nở hoa sẽ ngày càng nhiều, và cá heo ngày càng chịu rủi ro. "Chúng mắc bệnh cả vì tiếp xúc với tảo, cả vì ăn những con vật nhiễm độc," - Mash chia sẻ thêm.
Dù vậy, vẫn chưa thể khẳng định hiện tưởng tảo nở hoa có trực tiếp gây ra bệnh Alzheimer tại cá heo hay thậm chí là con người không. Hiện tại, các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu để có được câu trả lời chính xác trong tương lai.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS ONE.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.
