Xác ướp cổ nhất thế giới bị đe dọa
Tác động của biến đổi khí hậu khiến các xác ướp cổ nhất thế giới, có niên đại từ khoảng năm 5050 trước Công nguyên, bắt đầu phân hủy và rỉ ra nước đen.
>> Những xác ướp cổ nổi tiếng thế giới
Vi khuẩn và môi trường ảnh hưởng tới các xác ướp cổ trên thế giới
Một xác ướp Chinchorro. (Ảnh minh họa: Wikipedia)
Hiện tượng phân hủy được phát hiện ở một loạt các di tích cổ xưa, bao gồm trang phục không gian Apollo, các bức tường trong mộ của pharaoh Tutankhamen, xác ướp Chinchorro và nhiều văn bản cổ. Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện ở 120 xác ướp thuộc về nền văn hóa Chinchorro cổ xưa, trong bảo tàng khảo cổ ở Arica, Chile.
"Trong 10 năm qua, quá trình này đang phát triển nhanh hơn", giáo sư Marcela Sepulveda của Đại Tarapacá, Chile, nói.
Theo IB Times, độ ẩm tăng cao trong không khí làm ảnh hưởng đến lớp da bên ngoài của các xác ướp. Giới hạn độ ẩm ở khu vực lưu giữ xác ướp trong bảo tàng khoảng 40-60%, mức độ cao hơn có thể gây phân hủy và mức độ axit hóa thấp.
Các chuyên gia Đại học Harvard, Mỹ, nhận định vi khuẩn là nguyên nhân tác động đến hiện tượng này và môi trường thay đổi là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi.
Những di vật cổ trong bảo tàng có thể được bảo vệ trước các điều kiện thời tiết mới. Nhưng thách thức đặt ra với giới khoa học là việc bảo vệ những xác ướp chưa được bảo tồn. Hiện có đến hàng trăm xác ướp Chinchorro khoảng 7.000 năm tuổi được chôn bên dưới bề mặt cát trong các thung lũng.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.
