Xác ướp dài 28cm 'nằm im' trong viện bảo tàng, kết quả chụp CT khiến các chuyên gia thích thú: Bây giờ mới rõ bên trong!
Khám phá này giúp chúng ta hiểu hơn về con người của Ai Cập cổ đại.
Năm 1906, bộ phận phụ trách khai quật khu vực Ai Cập của Viện Khảo cổ thuộc Đại học Liverpool đã khai quật được một vật thể rất đặc biệt tại thành phố Esna (bờ phía tây của sông Nile). Nhìn từ xa, trông nó giống như một chiếc kén khổng lồ.
Sau khi tiến hành phân tích và tìm hiểu, các chuyên gia rất vui mừng khi biết được rằng đó chính là một xác ướp của người Ai Cập cổ đại.
Ảnh: metmuseum.org
Xác ướp được chụp X-quang và CT tại Bệnh viện Trẻ em Hoàng gia Manchester vào ngày 19 tháng 4 năm 2016 trong khuôn khổ Dự án Ngân hàng Sinh học Động vật của Đại học Manchester.
Báo cáo của các chuyên gia cho thấy: Bên trong xác ướp là một con cá rô, nó có niên đại khoảng từ 664 Trước Công Nguyên - 200 Sau Công Nguyên, nó có chiều dài 28 cm, chiều rộng và độ dày của thân lần lượt là 9 cm và 4,2 cm.
Con cá vẫn giữ được bộ xương hoàn chỉnh và có tình trạng tốt hơn so với các xác ướp cá khác, xương không bị gãy hay dịch chuyển, có thể do cách quấn đã giúp giữ mọi thứ ở đúng vị trí ban đầu.
Xác ước này được đặt tên là xác ướp cá rô sông Nile. Esna – địa điểm tìm thấy xác ướp - là nơi có những đền thờ nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại. Thành phố được được mệnh danh là "thành phố của cá" vì đây là nơi người ta tiến hành ướp xác những con cá rô linh thiêng của sông Nile, đại diện cho nữ thần Neith của người Ai Cập.
Một trong các đền thờ Ai Cập cổ đại tại thành phố Esna (Ảnh: Tripadvisor)
Nữ thần Neith là vị thần bảo trợ của thành phố Sais ở khu vực đồng bằng sông Nile. Neith được thờ ngay từ trước khi thiết lập vương quốc (khoảng 3000 năm trước Công nguyên), và một số nữ hoàng của triều đại thứ nhất (khoảng năm 2925–2775 trước Công nguyên) được đặt theo tên của bà. Bà cũng trở thành một nữ thần quan trọng ở thủ đô Memphis.
Neith thường được miêu tả là một người phụ nữ đội vương miện màu đỏ, cầm những mũi tên và một cây cung.
Hình ảnh nữ thần Neith trong văn hóa của người Ai Cập cổ đại (Tranh minh họa).
Trong thần thoại, bà là mẹ của thần cá sấu, Sebek, và sau này là mẹ của thần mặt trời Ra. Bà là nữ thần của chiến tranh, trí tuệ và săn bắn. Việc tôn thờ Neith được phổ biến rộng rãi trong triều đại thứ 26 (664–525 TCN), khi thủ đô của Ai Cập được đặt tại Sais.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
