Xác ướp không phải người để lộ manh mối về "Ai Cập xanh" chưa từng biết

Người Ai Cập không chỉ nổi tiếng vì xác ướp của những quý tộc được lưu giữa trong những lăng mộ xa hoa. Họ còn ướp rất nhiều sinh vật kỳ lạ khác - như những con chuột chù vừa được khai quật.

Theo Smithsonian Magazine, loạt chuột chù và chim ưng vừa được khai quật khu chôn cất Falcon Necropolis ở Quesna (Ai Cập) đã được ướp xác vì lý do tôn giáo. Một cách tình cờ, chúng lưu giữ những thông tin quan trọng cho thấy Ai Cập cổ đại rất khác những gì chúng ta tưởng tượng.


Một trong các xác ướp chuột chù vừa được khai quật - (Ảnh: Neal Woodman/Smithsonian).

Theo tiến sĩ Neal Woodman, nhà khoa học từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ và Bảo tàng Quốc gia Smithsonian, người đang hợp tác với Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập trong nghiên cứu về các xác ướp không phải con người ở Quesna, những con chuột chù được bảo tồn cực tốt cho thấy chúng không phải động vật sa mạc, mà là loài ưa khí hậu ẩm ướt hơn nhiều so với chuột chù Ai Cập ngày nay.

Nghiên cứu công bố trên PLOS One này khẳng định đây là bằng chứng cho thấy Ai Cập cổ đại từng là một "Ai Cập xanh", ẩm ướt và dễ sống hơi Ai Cập với phần lớn đất đai là sa mạc ngày nay.


Khu vực khai quật tại Quesna, nơi tìm thấy các xác ướp kỳ lạ - (Ảnh: Neal Woodman/Smithsonian).

Đồng tác giả, tiến sĩ Salima Ikram từ Đại học Mỹ ở Cairo (Ai Cập) cho biết những con chuột chù này đúng là sinh vật bản địa, bởi con cháu của chúng vẫn còn tồn tại ở Ai Cập cho đến ngày nay, tuy đã tiến hóa để có thể thích nghi với môi trường khô cằn hơn rất nhiều.

Xác ướp chuột chù là một phát hiện quý giá ở Ai Cập bởi số lượng của chúng rất ít. Chuột chù Ai Cập được cho là rất khó nuôi vì khó sinh sản. Có vẻ người cổ đại đã bẫy chúng rồi đem biến thành xác ướp, sử dụng như một món đồ tế lễ.

Các xác ướp chuột chù đã có niên đại khoảng 2.000 năm, cho thấy giai đoạn "Ai Cập" xanh tồn tại cũng vào khoảng thời gian đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News