Xây đường tàu và sân bay, đụng độ 3.500 mộ cổ nằm gần "đội quân đất nung"
Ngay tại điểm khởi đầu Con đường tơ lụa, 2 công trường xây dựng đã biến thành công trường khảo cổ khổng lồ với hàng ngàn ngôi mộ cổ và hiện vật quý giá được khai quật.
Nơi tìm thấy các ngôi mộ cổ chính là thành phố Tây An (thuộc tỉnh Thiểm Tây) nổi tiếng của Trung Quốc. Điều đặc biệt là 2 khu mộ rất gần nơi mà các nhà khảo cổ đã phát hiện ra "đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng trong thập niên 70 của thế kỷ trước. Chưa rõ các ngôi mộ cổ này và các chiến binh đất nung có mối liên hệ nào hay không.
Hiện trường khai quật - (Ảnh: Cục Di sản văn hóa Thiểm Tây).
Acient Origins cho biết theo thông cáo báo chí của Cục Di sản văn hóa Thiểm Tây, khu vực khảo cổ mới nằm trên một diện tích rộng đến 76 ha, là nơi chính quyền địa phương dự tính xây dựng một đường tàu điện ngầm mới và mở rộng một sân bay gần đó, trong đó một phần sân bay sẽ chồng lên một phần đường tàu điện ngầm được xây bên dưới.
Có tổng cộng 4.600 cụm hiện vật được phát hiện, bao gồm khoảng 3.500 ngôi mộ cổ thuộc nhiều triều đại, có mộ cổ thể có từ thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên. Địa điểm này cũng là nơi khởi đầu cho "Con đường tơ lụa" huyền thoại.
Các nhà khảo cổ đang làm việc ngày đêm - (Ảnh: Cultural Heritage Bureau of ShaanxiCục Di sản văn hóa Thiểm Tây).
Tờ Sputnik News dẫn lời giới chức địa phương cho biết công khám phá thuộc về các công nhân xây dựng. Phát hiện được coi là quan trọng đến mức nhóm khảo cổ phải bỏ qua các ngày nghỉ và làm việc thêm giờ để đem về càng nhiều hiện vật càng tốt, nhằm không làm chậm tiến độ xây dựng đường tàu. Giới chức Trung Quốc cho biết sẽ có các cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để xác định chủ nhân của các mộ cổ cũng như đánh giá lượng đồ tạo tác khổng lồ mà họ khai quật được.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
