Xây nhà dày đặc, 45% thành phố lớn Trung Quốc đang sụt lún nhanh

Nghiên cứu dựa trên vệ tinh cho thấy gần một nửa thành phố lớn của Trung Quốc đang bị sụt lún từ mức trung bình đến nghiêm trọng, đặt hàng triệu người vào nguy hiểm.

Nghiên cứu do một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Sư phạm Hoa Nam (Trung Quốc) thực hiện và được xuất bản trên tạp chí Science uy tín ngày 19-4.


Mật độ các tòa nhà tại Thượng Hải của Trung Quốc - (Ảnh: REUTERS).

Dựa trên dữ liệu vệ tinh, các tác giả nghiên cứu nhận thấy 45% đô thị Trung Quốc đang lún nhanh hơn 3mm mỗi năm, trong đó có tới 16% ở mức hơn 10mm/năm. Đây là hệ quả không chỉ do mực nước ngầm giảm mà còn do sức nặng của các công trình xây dựng trên mặt đất, theo Hãng thông tấn AFP.

Với dân số đô thị của Trung Quốc đã vượt quá 900 triệu người, "ngay cả một phần nhỏ đất sụt lún ở Trung Quốc cũng có thể trở thành mối đe dọa đáng kể đối với cuộc sống đô thị", theo nhóm nghiên cứu.

Thành phố Thiên Tân, nơi sinh sống của hơn 15 triệu người, được xác định là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Năm ngoái, 3.000 cư dân đã phải sơ tán sau một "thảm họa địa chất bất ngờ" mà các nhà điều tra đổ lỗi là do cạn kiệt nguồn nước ngầm và khai thác địa nhiệt.

Nhiều địa phương từng khai thác than của Trung Quốc cũng phải hứng chịu hậu quả của sụt lún. Chính quyền ở những nơi này thường buộc phải bơm bê tông vào các hầm than đổ nát để gia cố đất.

Sụt lún đã khiến Trung Quốc thiệt hại hơn 7,5 tỉ nhân dân tệ (khoảng 1,04 tỉ USD) hằng năm. Dự báo trong thế kỷ tới, gần 1/4 khu vực ven biển có thể thấp hơn mực nước biển, khiến hàng trăm triệu người có nguy cơ bị ngập lụt cao hơn.

Chuyên gia Robert Nicholls tại Trung tâm Nghiên cứu biến đổi khí hậu Tyndall tại Đại học Đông Anglia (Anh) nhận xét sụt lún thực sự là một vấn đề quốc gia ở Trung Quốc. "Đó cũng là một mô hình thu nhỏ của những gì đang xảy ra trên khắp thế giới", ông Nicholls nói thêm.

Một nghiên cứu khác được công bố vào tháng 2 vừa qua cho thấy khoảng 6,3 triệu km2 đất trên toàn cầu đang gặp nguy cơ sụt lún. Trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất có Indonesia, với phần lớn thủ đô Jakarta hiện đã ở dưới mực nước biển.

Theo ông Nicholls, các thành phố có thể rút ra bài học từ Tokyo (Nhật Bản), nơi bị lún khoảng 5m cho đến khi chính quyền cấm khai thác nước ngầm vào những năm 1970.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.

Đăng ngày: 29/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Xôn xao hình ảnh

Xôn xao hình ảnh "2 mặt trời" xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Chiều 11-3, hình ảnh giống "2 mặt trời" cùng lúc xuất hiện trên bầu trời khu vực hồ Tây (Hà Nội) được chia sẻ gây xôn xao với nhiều người về cảnh tượng hiếm, lạ này.

Đăng ngày: 27/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Thác nước

Thác nước "ẩn mình" cao nhất thế giới, lưu lượng bằng 25 sông Amazon, muốn xem tận mắt cũng khó

Thác nước này được mệnh danh là cao nhất thế giới, lưu lượng gần bằng 25 lần của sông Amazon nhưng đáng tiếc rằng để chiêm ngưỡng tận mắt nó rất khó.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News