Xảy ra động đất mạnh 3,9 độ Richter tại tỉnh Điện Biên

Vào lúc 3 giờ 14 phút ngày 8/1 (theo giờ Hà Nội), địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra trận động đất với cường độ 3,9 độ Richter.

Đây là trận động đất xảy ra đầu tiên trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong năm 2018. Trước đó, trong năm 2017, địa bàn tỉnh đã xảy ra bảy trận động đất tại địa bàn các huyện Điện Biên, Mường Chà, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Tủa Chùa và thị xã Mường Lay với cường độ dao động khác nhau từ 2,1-3,9 độ Richter.


Tỉnh Điện Biên có trận động đất đầu tiên trong năm 2018 sáng nay 8/1.

Ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm Quan sát động đất thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên cho biết tâm chấn trận động đất được xác định tại tọa độ 21,409 độ vĩ Bắc; 103,309 độ kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 10km, dư chấn kéo dài trong khoảng thời gian 3 giây. Vị trí này trận động đất được xác định nằm trên khu vực huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

Tại thời điểm xảy ra động đất, người dân khu vực lòng chảo Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ cảm nhận rất rõ sự rung lắc nhà cửa và các đồ đạc, vật dụng trong gia đình. Cảm nhận rõ sự rung lắc do dư chấn động đất gây ra, nhiều người dân đã giật mình thức giấc trong đêm và hoảng hốt chạy ra khỏi nhà.

Theo ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm Quan sát động đất thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, tỉnh Điện Biên nằm trong khu vực Tây Bắc, nơi có hai dải đứt gãy địa chấn lớn là Điện Biên-Lai Châu và Sông Mã-Sơn La nên việc xảy ra động đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên là điều bình thường, xảy ra hằng năm. Với cường độ và dư chấn như vậy, trận động đất này không có thiệt hại về nhà cửa, các công trình xây dựng trên địa bàn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News