Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

Tổ chức phi chính phủ Hà Lan APOPO đã huấn luyện các "chiến binh" chuột giúp dọn dẹp những bãi mìn ở Tanzania và Mozambique.

>>> Quân đội Mỹ quan tâm đến chuột “công binh” Tanzania

Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

Một con chuột nhắt được trang bị dây bảo hộ đang không ngừng khịt khịt cái mũi nhọn của nó, thám thính một cánh đồng - nơi nó được Tổ chức phi chính phủ Hà Lan APOPO ở Tanzania huấn luyện để phát hiện các bãi mìn chết người. Các con chuột khác từng "tốt nghiệp" khóa học tương tự dưới cùng một dự án, đã giúp dọn dẹp các dải đất rộng lớn "dính" mìn ở nước Mozambique láng giềng. (Ảnh: Getty Images).

Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

Con chuột 2 tháng tuổi này đang bước đi loạng choạng xuyên qua vạt cỏ. Theo sau là hai huấn luyện viên đang kéo một thanh chắn nhằm dạy nó đi tiến, đi lui xuyên qua vạt cỏ theo các đường thẳng. (Ảnh: Getty Images).

Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

Tổ chức APOPO phát hiện thấy rằng, với khứu giác chuẩn xác và dễ dàng bị kích thích bằng thức ăn, các con chuột túi châu Phi to lớn tỏ ra hiệu quả cao trong việc dò tìm mìn. (Ảnh: Getty Images).

Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

Các con vật gặm nhấm được đào tạo để phát hiện chất nổ TNT trong các bãi mìn thông qua phương pháp tâm lý hành vi: một tiếng lách cách báo hiệu một phần thưởng thức ăn bất cứ khi nào thực hiện việc phát hiện chính xác. (Ảnh: Getty Images).

Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

"Dò tìm là phần khó, nguy hiểm và tốn kém nhất của việc dọn dẹp mìn. Vì chuột dễ đào tạo hơn chó nhiều nên sử dụng chuột trong môi trường này là phù hợp hơn cả", Bart Weetjens, người sáng lập tổ chức APOPO, cho biết. (Ảnh: Getty Images).

Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

Hai kỹ thuật viên dò mìn phải mất tới một ngày mới dọn dẹp xong một bãi mìn có diện tích 200 mét vuông. Tuy nhiên, nếu được 2 con chuột hỗ trợ, họ có thể hoàn thành công việc nguy hiểm này trong vòng 2 giờ đồng hồ. "Bọn chuột rất hiệu quả. Chúng tôi đã thu được các tỉ lệ thành công cao. Cho tới hiện tại, các con chuột đã giúp tái mở gần 2 triệu mét vuông đất ở Mozambique", ông Bart Weetjens tiết lộ. (Ảnh: Getty Images).


Hình ảnh chiến binh chuột được huấn luyện để dò mìn.

Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

Các con chuột khác trong cùng dự án đang trải qua một kiểu huấn luyện khác: Chúng học phát hiện bệnh lao trong các mẫu đờm dãi ở phòng thí nghiệm, mang tới lượt kiểm nghiệm thứ hai cho các bệnh viện ở Tanzania, nơi việc kiểm tra trong phòng thí nghiệm chỉ đạt độ chính xác có 60%. (Ảnh: Getty Images).

Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

Việc đào tạo bắt đầu khi chuột con được 4 tuần tuổi. Khi đó, chúng sẽ được tiếp xúc với con người để tránh sự sợ hãi đối với người và các môi trường mới. Sau đó, chúng sẽ được dạy kết nối tiếng một lách cách với thức ăn. (Ảnh: Getty Images).

Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

Một khi đạt được điều này, chuột sẽ được huấn luyện để phân biệt mùi thuốc nổ TNT với các mùi khác. Khi chúng đã có khả năng phân biệt thành công, tiếng lách cách lại vang lên và chúng được thưởng một mẩu chuối nhỏ, sau đó là sự tái lặp mối liên hệ giữa việc nhận diện TNT tích cực và thức ăn. (Ảnh: Getty Images).

Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

Tổng cộng, một con chuột mất 9 tháng "khổ luyện" cả ở trong và ngoài bãi mìn để có thể tốt nghiệp và được điều động hỗ trợ dò mìn thật. (Ảnh: Getty Images).

Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

"Công việc này không dễ dàng. Bạn phải rất kiên nhẫn. Đôi khi tôi phát cáu, nhưng sau đó tự nói với bản thân mình rằng chúng chỉ là những con vật và việc tôi đang làm có thể cứu được tính mạng nhiều người", huấn luyện viên Abdullah Mchomvu kể. (Ảnh: Getty Images).

Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

Tổ chức APOPO thậm chí đã xúc tiến dự án "Nhận nuôi một con chuột", trong đó các cá nhân và tổ chức có thể góp phần nuôi dưỡng và huấn luyện một con chuột "chiến binh", rồi nhận giấy chứng nhận và các thư điện tử cập nhật về việc huấn luyện hoặc nghề của con vật này. (Ảnh: Getty Images).

Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

Người sáng lập tổ chức APOPO nói, mục tiêu tiếp theo sẽ là sử dụng các con chuột đánh hơi phát hiện ra ma túy hoặc để tìm kiếm các nạn nhân của những thảm họa như động đất hoặc sập nhà. (Ảnh: Getty Images).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chùm ảnh hoài niệm về Tết Trung Thu xưa

Chùm ảnh hoài niệm về Tết Trung Thu xưa

Nào ta cùng ngắm nhìn lại những hình ảnh về Tết Trung thu xưa để thấy được những phai nhạt đã loang dần theo năm tháng của những phong vị ngày xưa trong ngày tết truyền thống này.

Đăng ngày: 12/09/2019
Nắng nóng đỉnh điểm, Hà Nội vắng tanh như... chùa Bà Đanh

Nắng nóng đỉnh điểm, Hà Nội vắng tanh như... chùa Bà Đanh

Hà Nội đang rơi vào những ngày cao điểm nắng nóng. Cái nắng khủng khiếp ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của mọi người dân.

Đăng ngày: 05/07/2018
Ảnh sứ mệnh Apollo 12 quý báu vừa công bố của NASA

Ảnh sứ mệnh Apollo 12 quý báu vừa công bố của NASA

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng những bức ảnh quý báu của sứ mệnh Apollo 12, sứ mệnh vũ trụ đưa con người lên Mặt Trăng và chụp những bức ảnh khó tin, vừa được NASA công bố.

Đăng ngày: 01/06/2018
Những bức ảnh đáng kinh ngạc về Nhật Bản những năm 1850

Những bức ảnh đáng kinh ngạc về Nhật Bản những năm 1850

Những hình ảnh này được chụp bởi Felice Beato đến từ Ý. Ông là một trong những nhiếp ảnh gia phương Tây đầu tiên được phép bước chân đến Nhật Bản trong giai đoạn nước này bắt đầu mở cửa.

Đăng ngày: 25/05/2018
Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Dinh Thượng Thơ do người Pháp xây vào năm 1860 là một công trình kiến trúc cổ, hiện nằm ở số 59-61, đường Lý Tự Trọng, quận 1.

Đăng ngày: 23/05/2018
Vẻ đẹp khó cưỡng ở nơi tận cùng của Trái đất

Vẻ đẹp khó cưỡng ở nơi tận cùng của Trái đất

Patagonia nằm giữa Argentina và Chile ở cực nam của Nam Mỹ. Nơi đây được coi là điểm tận cùng của Trái đất.

Đăng ngày: 27/04/2018

"Lạc lối" giữa rừng bướm ở vườn quốc gia Cúc Phương

Cuối tháng 4 đến tháng 5, từng đàn bướm tại vườn quốc gia Cúc Phương bừng tỉnh giấc, bay ra khỏi tán cây rừng để sưởi nắng, tạo nên khung cảnh huyền ảo như trong truyện cổ tích.

Đăng ngày: 27/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News