Xem các loại vũ khí chiến tranh "phát nổ"
Cùng tìm hiểu về sức công phá của các loại vũ khí chiến tranh như bom H, bom Napan... khi phát nổ.
Nghệ sĩ người Pháp - Alain Declercq đã ghi lại hình ảnh đơn giản về sự bùng nổ của những hợp chất hóa học khác nhau được sử dụng cho nhiều loại vũ khí chiến tranh như thuốc nổ TNT, bom Napan, bom H...
Sau khi ghi lại hình ảnh của "vụ nổ", Declercq đã điều chỉnh cường độ ánh sáng, đặt trên phông nền đen nhằm nâng cao hiệu ứng hình ảnh. Với tác giả, mỗi bức ảnh như một lời bình luận mạnh mẽ về sức công phá của những loại bom được sử dụng trong chiến tranh thế giới.
Bom H
Bom H (bom Hydro, bom khinh khí) là loại vũ khí hạt nhân tạo ra năng lượng khổng lồ từ quá trình tổng hợp hạt nhân (còn gọi là nhiệt hạch). Nhiệt độ tại trung tâm ở vùng bom nổ lớn gấp 1.000 lần nhiệt độ Mặt trời.
Chỉ trong vòng 90 giây phát nổ, "cột nấm trắng" với sức nóng khủng khiếp đã bùng lên độ cao 17km. Một liều phóng xạ cực mạnh sẽ bắn vào cơ thể những người bình thường ở trong bán kính 4,7km kể từ tâm vụ nổ. Sức ảnh hưởng này đủ để khiến 90% số người bị nhiễm phóng xạ đứng trước nguy cơ tử vong, nếu như không chết vì nhiệt hoặc sóng xung kích do vụ nổ tạo ra.
Bom Napan
Napan là loại bom cháy, có tính sát thương mạnh. Bom Napan dùng chất dầu luôn bám chắc vào cơ thể con người và cháy với nhiệt độ rất cao (khoảng 800 - 1.000 độ) gây bỏng nặng.
Nhiệt độ nóng chảy của bom Napan là 900 - 1.300 độ trong vòng 3 - 15 phút. Khi bùng phát, Napan nhanh chóng hút hết oxy trong không khí, đồng thời tạo ra một lượng lớn chất CO gây ngạt thở.
Bom Phốt-pho
Sức hủy diệt của loại bom này cao hơn nhiều so với bom Napan. Phốt-pho trắng rất dễ cháy, khi ra ngoài không khí ở nhiệt độ bình thường nó cũng tự động bốc cháy (do có oxy).
Lửa của phốt-pho trắng rất nguy hiểm với con người. Khi bị dính, phốt-pho sẽ gây ra bỏng nặng do có khả năng ngấm sâu vào cơ thể người đến tận xương, len lỏi vào các mô ở bên trong cơ thể và phá hủy chúng.
Thuốc nổ TNT
TNT là một trong những chất nổ thông dụng nhất cho các ứng dụng của quân đội và công nghiệp. TNT nóng chảy ở 80 độ C, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ mà nó tự phát nổ, nhờ đó nó có thể được trộn chung một cách an toàn với các chất nổ khác. Uy lực sát thương của thuốc nổ TNT là khoảng 4.200 - 7.000 m/s.
Thuốc nổ dẻo C4
Thuốc nổ dẻo C4 với tính năng dễ nặn và có uy lực lớn hơn TNT nên thường được nhồi vào đạn dùng để phá hủy công trình. Uy lực sát thương của thuốc nổ dẻo C4 là 7.380m/s. Loại thuốc nổ này sẽ tự động phát nổ ở nhiệt độ 202 độ C trở lên.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?
Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì
Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm
Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác
Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".
