Xem cách người Đức tái chế rác khiến nhiều quốc gia phải xấu hổ

Trước kia, chúng ta từng được biết đến một quốc gia có tỷ lệ tái chế rác thải đạt gần 100% là Thuỵ Điển. Trong thời đại mà quá trình biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng, những quốc gia có đóng góp lớn đến môi trường như Thụy Điển thực sự khiến cho cả thế giới phải khâm phục.

Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ đến với một quốc gia khác, đó là nước Đức. Tuy không có tỷ lệ tái chế khủng khiếp như Thụy Điển, nhưng cần biết rằng 50% số rác của Thụy Điển được đưa vào các lò đốt để chuyển thành năng lượng phục vụ cho đời sống.

Trong khi đó, Đức dù không có hệ thống quay vòng năng lượng "bá đạo" như Thụy Điển, nhưng tỉ lệ tái chế cũng lên tới 65%, thậm chí có năm đạt 86% (số liệu năm 2015).

Xem cách người Đức tái chế rác khiến nhiều quốc gia phải xấu hổ
Đức có tỉ lệ tái chế rác lên tới 65%, thậm chí có năm đạt 86% (số liệu năm 2015).

Những con số này đã đưa Đức lọt vào top những quốc gia có tỉ lệ tái chế hiệu quả nhất thế giới, vượt cả Hàn Quốc và Nhật Bản.

Và bạn biết nguyên nhân nào đã giúp nước Đức đạt được thành tựu này không? Chỉ là nhờ hệ thống phân loại và ý thức quá tốt của người dân nơi đây mà thôi.

Hệ thống phân loại rác theo màu của người Đức

Người Đức thực sự coi trọng việc phân loại rác, coi đó như một phần nghĩa vụ của mình với môi trường. Ngoài ra, một số thành phố của Đức còn áp dụng một mức tiền phạt (có khi lên đến cả ngàn euro) nếu như có những món rác không được phân loại đúng cách.

Tại đây, rác được phân loại theo màu, kể cả khi là rác tái chế. Ví dụ cụ thể như sau:

  • Giấy hoặc bìa carton: cho vào thùng/túi có màu xanh dương,
  • Thủy tinh: Cho vào thùng/túi rác có màu trắng hoặc xanh lá cây. Màu trắng cho thủy tinh trong suốt, màu xanh cho thủy tinh có màu.
  • Rác nhựa, chai nhựa: cho vào thùng/túi có màu vàng.
  • Rác hữu cơ (từ thực phẩm dư thừa): thùng/túi màu nâu.

Xem cách người Đức tái chế rác khiến nhiều quốc gia phải xấu hổ
Những thùng rác như vậy xuất hiện ở mọi góc phố.

Riêng với rác hữu cơ thì trước năm 2015, chúng còn được bỏ vào thùng/túi màu đen, chung với các loại rác gia dụng khác (tàn thuốc, vải, đồ gia dụng...). Nhưng sau đó, Đức áp dụng luật bắt buộc phải thu thập rác hữu cơ để tái chế trong các nhà máy khí sinh học, hoặc dùng làm phân bón. Kể từ đó, trung bình mỗi năm người Đức tái chế khoảng hơn 10 triệu tấn rác hữu cơ.

Ngoài ra, đối với các loại rác cồng kềnh khó xử lý như đồ nội thất, bạn cũng không được phép vứt chúng bừa bãi. Bạn buộc phải gọi cho các công ty môi trường, họ sẽ tân trang và bán lại chúng ở các khu chợ đồ cũ.

Xem cách người Đức tái chế rác khiến nhiều quốc gia phải xấu hổ
Rác phải được phân loại đúng màu, nếu không sẽ không được thu gom.

Nếu như phân loại không đúng, rác của bạn sẽ không được thu gom. Và nếu như các công ty môi trường phát hiện ra bạn vứt rác bừa bãi bất chấp luật lệ, thì như đã nêu, bạn có thể bị phạt tiền.

Tại sao phải tái chế rác?

Như đã nêu, tỉ lệ tái chế rác của người Đức gần như đứng đầu thế giới. Nhưng mục đích sâu xa hơn thì có lẽ ít người biết.

Thử so sánh với người Mỹ: nước Mỹ đạt tỷ lệ tái chế chỉ 30%, không có một hệ thống phân loại rác chuẩn chỉnh như Đức, và người dân cũng ít có ý thức hơn. Hệ quả là gì: người Mỹ sử dụng năng lượng hiệu quả chỉ bằng 1/2 người Đức.

Xem cách người Đức tái chế rác khiến nhiều quốc gia phải xấu hổ
Một nhà máy xử lý rác tại Đức.

Cần biết rằng, mỗi lon nước được tái chế, bạn đã tiết kiệm đến 95% năng lượng được dùng để chế tạo ra một lon nước mới. Mỗi tờ giấy được tái chế, 50% lượng nước để chế tạo ra giấy mới cũng được bảo toàn.

Vậy câu chuyện ở đây là gì? Là hãy chung tay bảo vệ Trái đất này, chỉ cần bằng những biện pháp xử lý rác cơ bản là được.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 07/07/2017
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 07/07/2017
Stephen Hawking cảnh báo các đại dương có thể sôi trơ đáy

Stephen Hawking cảnh báo các đại dương có thể sôi trơ đáy

Hawking cho rằng Trái Đất có thể trở thành sao Kim thứ hai với đại dương cạn kiệt và mưa axit do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 07/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News