Xem lại bức tranh "gia đình dang dở" trong đại dịch kinh hoàng nhất lịch sử nhân loại

Bức tranh “The Family”, một trong những tác phẩm cuối cùng và còn dang dở của họa sĩ người Áo Egon Schiele. Ông đã mất trong lúc đang sáng tác, bởi dịch cúm Tây Ban Nha.

Egon Schiele là con của Adolf Schiele và Marie Schiele, sinh ngày 12/6/1890 tại Tulln - một thành phố nhỏ bên bờ sông Danube, phía Tây thủ đô Vienna của nước Áo.

Xem lại bức tranh gia đình dang dở trong đại dịch kinh hoàng nhất lịch sử nhân loại
Bức tranh “The Family” của Egon Schiele.

Năm 1911, ông gặp Wally Neuzil. Cô trở thành người tình và người mẫu của ông cho tới khi hai người làm đám cưới. Năm 1915, Egon ly dị Wally rồi tổ chức đám cưới gấp gáp cùng Edith Harms trước khi nhập ngũ.

Cuối năm 1918, vợ chồng Egon Schiele mắc phải đại dịch cúm toàn cầu. Edith - vợ E. Schiele - đang có mang 6 tháng chết ngày 28/10, rồi ba ngày sau, người họa sĩ tài ba Egon cũng từ trần ở tuổi 28.

Bức tranh “The Family” vẽ một gia đình chưa kịp tồn tại “trôi” vào hố đen đại dịch kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại. Một khoảng trống thế hệ sau đại dịch vẫn đang tiếp tục nghiên cứu sự kiện đó để nhìn rõ hơn những tác động thực sự của nó đến lịch sử nhân loại.

Trong đó có một tác động tích cực: Đó là ý thức của con người về sự nguy hiểm của giới virus – loài người đã có thêm một lý do để gắn kết bên cạnh vấn đề biến đổi khí hậu hay các thảm họa nhân đạo.

Dịch cúm Tây Ban Nha, diễn ra trong hai năm 1918 - 1919, khi Thế chiến I đang đi vào hồi kết – hay nói cách khác, góp phần đưa cuộc Thế chiến đi đến hồi kết.

Đại dịch đã lấy đi sinh mạng của 40 - 50 triệu người. Và phần đa trong số những người chết đang ở độ tuổi tráng niên, sung mãn và khỏe mạnh. Cơ chế hoạt động dị thường của chủng cúm này khiến đối tượng nguy cơ nhất lại là những nhóm người có hệ miễn dịch tốt nhất.

Bức tranh “The Family” diễn tả sự tan nát, mất mát của gia đình Egon nhưng cũng là mất mát của hàng triệu gia đình khác trước đại dịch cúm Tây Ban Nha. Tuy nhiên, tính thời sự của tác phẩm dường như là một lời tiên tri 100 năm sau về dịch Covid-19.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đổ rác ở nơi lạnh nhất thế giới như thế nào?

Đổ rác ở nơi lạnh nhất thế giới như thế nào?

Phượt thủ Mỹ tiết lộ trải nghiệm đổ rác ở nơi lạnh nhất thế giới, 6 tháng không có mặt trời, nhiệt độ dưới -56 độ C.

Đăng ngày: 11/05/2021
Có thực sự chúng ta

Có thực sự chúng ta "chết vì già"?

Hầu hết mọi người đều cho rằng, cái chết thông thường theo quy luật là vì tuổi già. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, tuổi già thực sự không phải là nguyên nhân gây tử vong.

Đăng ngày: 10/05/2021
Napoléon chết vì nỗi ám ảnh với nước hoa, dùng 50 chai mỗi tháng?

Napoléon chết vì nỗi ám ảnh với nước hoa, dùng 50 chai mỗi tháng?

Napoléon Bonaparte – người anh hùng của Cách mạng Pháp, người duy nhất hai lần làm Hoàng đế Pháp - có thể đã bị giết bởi nỗi ám ảnh tột độ với nước hoa.

Đăng ngày: 10/05/2021
Thành phố Mexico đang

Thành phố Mexico đang "chìm xuống" ở mức không thể ngăn cản

Toàn thành phố Mexico đang sụt với tốc độ 40 cm mỗi năm.

Đăng ngày: 09/05/2021
Top 10 điều bình thường ở Mỹ nhưng lạ với khách nước ngoài

Top 10 điều bình thường ở Mỹ nhưng lạ với khách nước ngoài

Bên cạnh bối rối về tiền tệ, khách nước ngoài thường bất ngờ vì một suất ăn thông thường của người Mỹ là quá sức với họ.

Đăng ngày: 08/05/2021
Trái đất của chúng ta có bao nhiêu lít nước?

Trái đất của chúng ta có bao nhiêu lít nước?

Ít hơn 3% nước trên hành tinh là nước ngọt, nhưng khoảng 1,6% nước trên hành tinh được " giấu" trong các tảng băng ở cực và sông băng.

Đăng ngày: 07/05/2021
Con tem đắt nhất thế giới được định giá 15 triệu USD

Con tem đắt nhất thế giới được định giá 15 triệu USD

Được phát hành chỉ với giá một xu, con tem British Guiana 1-Cent Magenta hiện được định giá 10-15 triệu USD.

Đăng ngày: 07/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News