Xem tê giác "họa sĩ" vẽ tranh
Chú tê giác nghệ danh là Mechi được xem như một họa sĩ “lớn” nhất thời đại. Chẳng phải đó là đánh giá của nhà phê bình nghệ thuật nhưng ai cũng phải thừa nhận. Không “lớn nhất” sao được khi chú ta nặng những hơn nửa tấn.
>>> Tê giác bị giết ngày càng nhiều
Tại vườn thú Mesker bang Indiana (Hoa Kỳ) có treo một bức họa mà sự nổi tiếng so sánh với tranh của Picasso cũng không phải là phóng đại quá đáng - bức tranh của họa sĩ tê giác Mechi.
Mechi đang sáng tạo tác phẩm của mình ngay trong lồng sắt. (Ảnh: Eg.ru)
Chú tê giác nhỏ này nhúng “bút” vào bảng màu, nhưng bút không phải là chiếc sừng ngắn ngủn trên mũi - bộ phận này đâu có cảm giác để xúc động - mà là môi trên. Còn lại chỉ là vấn đề kỹ thuật vì chiếc môi trên đã truyền cảm hứng nghệ thuật của chú đến với người xem tranh.
Mechi được đưa vào vườn bách thú ba năm trước từ đất nước Nepal. Bố chú thì chẳng ai biết ở đâu vì chú ra đời như kết quả của một “cuộc tình thoáng qua” giữa hai bố mẹ.
Mẹ chú không may bị bọn săn trộm sát hại để lấy sừng bán cho những ông lang người Trung Quốc vì đông y coi đấy là dược liệu quý giá nhất ở trên đời, giá trị còn cao hơn vàng. Còn chú may mắn hơn được người địa phương cứu thoát kịp thời và đưa sang Mỹ.
Mechi say sưa vẽ trong suốt những tháng dài của mùa đông, khi chú không thể đầm mình trong nước (vì nước quá lạnh đối với chú) và sưởi ấm dưới nắng (vì mùa này đâu có nắng). Vì vậy các nhân viên vườn thú nghĩ ra cách dạy chú vẽ vậy để chú khỏi buồn. Chú tỏ ra rất say mê môn nghệ thuật hội họa này.
Một tác phẩm của Mechi. (Ảnh: Eg.ru)
Những tác phẩm đầu tiên của Mechi rất đặc sắc vẽ “tĩnh vật”. Mỗi khi vẽ xong, chú còn ngoạm vào mõm nào chuối, cà rốt, khoai tây… nhúng vào các màu sơn khác nhau và đặt lên tranh “một cách có ý thức” - như các nhân viên vườn thú nhận xét.
Hiện nay, họa sĩ tê giác đã vẽ hàng chục bức tranh, bán tại gallery địa phương và ngày càng nổi tiếng.
Tiền bán tranh của Mechi được sử dụng rất có ý nghĩa: Tất cả đều được góp vào Quỹ quốc tế cứu giúp tê giác khỏi bị tuyệt chủng. Nghĩa là chú rất có ích cho đồng loại, hiện đang sống hoang dã tại châu Phi.
Mechi gửi tâm hồn mình vào bức tranh theo trường phái “trừu tượng”.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.
