Xoáy nước xuất hiện giữa biển sau bão
Xoáy nước màu xanh nhạt hiện lên nổi bật trong ảnh chụp của phi công từ độ cao hơn 150m.
Bryan Kasch, phi công lái máy bay trực thăng thương mại, đăng lên mạng xã hội ảnh chụp mặt biển sau khi bão Laura quét qua thành phố Key West, bang Florida, hôm 26/8. Cơn bão hình thành gần quần đảo Virgin hôm 21/8. Vài ngày sau, nó quét qua Key West và chỉ gây ra thiệt hại nhỏ.
Xoáy nước ở vùng biển gần Key West. (Ảnh: Bryan Kasch).
Ảnh chụp của Kasch từ độ cao khoảng 152m cho thấy xoáy nước eddy xuất hiện trên vùng biển gần Key West. "Tôi từng thấy một số lần nước đổi màu nhưng không ấn tượng như vậy. Tuy nhiên, tôi cũng mới ở đây khoảng 7 tháng nên chưa trải qua cơn bão nào khác", anh chia sẻ.
Những dòng chảy ổn định và liên tục dưới đại dương được gọi là hải lưu, theo Cơ quan Đại dương Quốc gia thuộc Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA). Đôi khi hải lưu có thể bị ngắt đoạn và tạo ra những dòng chảy tròn gọi là xoáy nước eddy. Chuyển động xoáy tròn của chúng khiến các chất dinh dưỡng thường ở vùng nước sâu và lạnh hơn nổi lên bề mặt.
Eddy cũng liên quan tới bão. Những xoáy nước có kích thước khổng lồ chứa một tầng nước ấm góp phần khiến bão mạnh lên. Theo nghiên cứu năm 2017, một xoáy nước ấm lớn bắt nguồn từ hải lưu Bắc Brazil có thể đã giúp bão Matthew trở nên dữ dội hơn khi nó quét qua biển Caribbean. Cơn bão này đã khiến hơn 600 người thiệt mạng năm 2016.
"Nghiên cứu này quan trọng vì công tác dự báo cường độ của một số cơn bão gần đây tại biển Caribbean đã đánh giá thấp việc chúng mạnh lên nhanh chóng khi đi qua các cấu trúc ấm ở đại dương", tác giả Johna Rudzin giải thích khi xuất bản nghiên cứu.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.
