Xuất hiện 2 cổng thành “bí ẩn” tại Kinh thành Huế

Sau khi tháo dở, di dời một số nhà dân sống trên khu vực Thượng thành của Kinh thành Huế, cơ quan chức năng phát hiện 2 cổng thành có kiến trúc độc đáo...

Phát hiện 2 cổng thành

Những ngày gần đây, dư luận tại Cố đô Huế xôn xao về việc xuất hiện 2 cổng thành bằng gạch vồ nằm hai bên Đông thành thủy quan, lối vào sông Ngự Hà, thuộc hệ thống di tích Kinh thành Huế, sau khi người dân tháo dở nhà cửa để di dời theo đề án “Di dời dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế”.

Xuất hiện 2 cổng thành “bí ẩn” tại Kinh thành Huế
Một trong hai chiếc cổng thành trong hệ thống Kinh thành Huế.

Hai chiếc cổng nhỏ cách nhau vài trăm mét. Cổng thứ nhất nằm bên phải cầu Lương Y, được xây theo hình thức cổng vòm xuyên thành dày khoảng 60cm, rộng 80cm, cao 100cm, phía dưới là những tảng đá xanh còn nguyên vẹn. Cổng được phát hiện sau khi các hộ dân sống trên Thượng thành giải tỏa di dời đến nơi ở mới. Cổng thứ hai nằm bên trái cầu Lương Y, ở phía sau nhà một hộ dân chưa được giải tỏa. Hiện cổng thành bị bịt kín bởi lớp bờ lô do người dân xây dựng cách đây nhiều năm trước.

Về chiếc cổng thành thứ hai, phía trước là căn nhà của gia đình bà Lê Thị Đào (SN 1951, ở số 126 đường Xuân 68, TP. Huế). Bà Đào thông tin, gia đình bà đã sinh sống gần 100 năm, qua nhiều thế hệ ở khu vực này. Từ 40 năm trước, khi về làm dâu ở gia đình, bà đã thấy cửa thành, nhưng cách đây khoảng 5 năm, do cửa thành sát với nhà bếp nên gia đình bà đã dùng bờ lô, xi măng bịt kín cửa thành để chống kẻ trộm đột nhập vào nhà.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho biết, sử sách triều Nguyễn không ghi chép gì đến 2 cổng thành này. Hai văn bia đã đặt ở cầu Khánh Ninh và cầu Kho nói về việc đào sông Ngự Hà, hệ thống phòng thủ Đông thành thủy quan khá chi tiết, song cũng không nhắc đến 2 cổng dạng vòm đủ một người ra vào ở đây.

Theo ông Hoa, ngày xưa Đông thành thủy quan là vị trí phòng thủ quan trọng của triều đình nhà Nguyễn, các tàu thuyền muốn vào bên trong Kinh thành Huế theo sông Ngự Hà phải đi qua nơi này. Khu vực 2 bên Đông thành thủy quan có 13 lỗ châu mai, nơi triều đình Nguyễn bố trí súng thần công phòng thủ.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nhận định, có thể vì một số lý do bí mật về phòng thủ nên những cổng thành này ít ai nhắc đến. “Tôi tin 2 cổng này chính là 2 cổng để cho vệ binh của triều đình họ ra vào ở trong và ngoài thành để họ kiểm tra khu vực cửa sông Ngự Hà về phía Đông và điều này nó càng chính xác khi tư liệu của ông Léopold Cardière cho chúng ta biết đó là nơi đóng quân của Long võ hữu vệ... Như vậy một đội quân bảo vệ ở cửa sông là khá nghiêm ngặt, cái này cung cấp thêm một thông tin về giá trị của Kinh thành Huế, đặc biệt là tính chất phòng thủ của nó...”, ông Hoa phân tích.

Xuất hiện 2 cổng thành “bí ẩn” tại Kinh thành Huế
Một cổng đã “xuất lộ”, một cổng vẫn nằm sau nhà dân.

Khảo sát kỹ và phục hồi

Theo nguồn tư liệu do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cung cấp, hai chiếc cổng này được linh mục Léopold Michel Cadière ghi trong cuốn “Kinh thành Huế: Địa danh” với tên gọi “cổng trái và phải Đông thành Thủy Quan và đánh dấu trên bản đồ ở vị trí 121. Nguồn tư liệu này cũng cho biết theo Đại Nam nhất thống chí ở vị trí này có đặt xưởng đại bác và có vệ bính 20 người để canh giữ Đông Thành thủy quan. Hai cánh cổng này nhằm mục đích cho binh lính thuận tiện tuần tra đường phòng lộ bên ngoài thành.

Ông Võ Lê Nhật - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho hay, trung tâm đã từng khảo sát hệ thống pháo đài trên kinh thành và lô cốt trên Thượng thành, lưu giữ hình ảnh, trong đó có hai cổng này. Đầu năm 2020, Phòng nghiên cứu khoa học thuộc trung tâm tiếp tục khảo sát lại hệ thống Thượng thành để hệ thống hóa các tên pháo đài và kho đạn, các cống thoát nước trên Thượng thành sau khi người dân đã di chuyển đến khu quy hoạch. Song song với việc khảo sát, trung tâm đã làm biển cắm để chú ý các vị trí cần thận trọng khi thu dọn hạ giải.

“Trong quá trình người dân sinh sống ở khu vực này, chúng tôi cũng đánh giá rất cao về ý thức bảo vệ di sản của người dân. Đến nay người dân cơ bản vẫn giữ được giá trị cốt lõi của di tích này. Hiện trung tâm đang nghiên cứu, lên phương án bảo tồn, phát huy giá trị của hai chiếc cổng gạch nói trên. Việc này nằm trong kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị toàn hệ thống Kinh thành Huế sau khi di dời dân cư. Song song với việc phục hồi sẽ tiến hành khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch bền vững trên nền tảng hệ thống Ngự Hà và di sản kinh thành Huế...”, ông Nhật nói.

Xuất hiện 2 cổng thành “bí ẩn” tại Kinh thành Huế
Hai chiếc cổng này sẽ được bảo tồn kĩ.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa tin rằng, trên Thượng thành còn nhiều điều bí mật cần phải tiếp tục khám phá. Ông đề xuất, sau khi di dời dân cư, cần khôi phục di tích Kinh thành Huế thành tuyến du lịch hấp dẫn. Trong đó, Đông thành thủy quan thực sự là một địa điểm có thể tạo ra sức hấp dẫn cho du khách khám phá trên tuyến Thượng thành, hoặc di chuyển bằng thuyền vào sông Ngự Hà nếu biết gợi lại không gian lịch sử, văn hóa qua việc tổ chức, trưng bày các hiện vật từ thời Nguyễn...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện nghĩa địa cổ chôn cất khoảng 100 trẻ em

Phát hiện nghĩa địa cổ chôn cất khoảng 100 trẻ em

Tất cả hài cốt được sắp xếp ngay ngắn theo hướng đông-tây, một số ngậm đồng xu trong miệng theo phong tục cổ.

Đăng ngày: 29/06/2020
Hóa thạch tiết lộ loài thú túi khổng lồ

Hóa thạch tiết lộ loài thú túi khổng lồ

Các nhà cổ sinh vật học phát một hiện loài thú túi tiền sử chưa từng được biết tới có quan hệ họ hàng gần với gấu túi mũi trần.

Đăng ngày: 29/06/2020
100 triệu năm trước, Nam Cực từng tồn tại loài kỳ nhông khổng lồ to lớn hơn cả xe ô tô

100 triệu năm trước, Nam Cực từng tồn tại loài kỳ nhông khổng lồ to lớn hơn cả xe ô tô

Ngày nay, kỳ giông khổng lồ Trung Quốc được coi là loài kỳ giông lớn nhất thế giới cũng như loài lưỡng cư lớn nhất, dài đến 180 cm, nhưng trong quá khứ, tại Nam Cực còn tồn tại một loài kỳ nhông còn to lớn hơn chúng rất nhiều.

Đăng ngày: 28/06/2020
Những con thằn lằn cổ rắn thời tiền sử có khả năng lặn tương tự với cá nhà táng hiện đại

Những con thằn lằn cổ rắn thời tiền sử có khả năng lặn tương tự với cá nhà táng hiện đại

Thằn lằn cổ rắn là một chi bò sát biển lớn đã tuyệt chủng thuộc bộ Plesiosauria. Mẫu vật đầu tiên được phát hiện bởi Mary Anning trong khoảng hai năm 1820-1821 nhưng bị thiếu mất hộp sọ.

Đăng ngày: 28/06/2020
Phát hiện thực đơn của người châu Phi sử dụng hơn 5.000 năm trước khi di cư

Phát hiện thực đơn của người châu Phi sử dụng hơn 5.000 năm trước khi di cư

Hải sản là thức ăn chủ yếu của đoàn người di cư từ châu Phi qua Ả Rập khoảng 5.000 năm trước.

Đăng ngày: 28/06/2020
Đâu là nguyên nhân khiến nền cộng hòa La Mã cổ đại sụp đổ?

Đâu là nguyên nhân khiến nền cộng hòa La Mã cổ đại sụp đổ?

Các nhà khoa học cho rằng sự kiện núi lửa phun trào cách đây 2.500 năm đã gây ra thảm họa khí hậu toàn cầu dẫn đến nạn đói tràn lan vào năm 43 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 26/06/2020
Khai quật khu định cư lâu đời nhất của người Viking

Khai quật khu định cư lâu đời nhất của người Viking

Các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích của hai ngôi nhà gỗ dài chứa đầy kho báu có niên đại từ thời Viking ở phía đông Iceland.

Đăng ngày: 26/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News