Xuất hiện ba lỗ tròn nhỏ mới trên bề mặt Mặt Trời, tạo ra bão địa từ cấp độ nhẹ hướng tới Trái Đất

Nhưng đừng đổ tội cho Mặt Trời nếu gần đây bạn có đau ốm nhé!

Mặt Trời lại "giở trò", và Trái Đất chúng lại lại phải hứng chịu hậu quả. Bề mặt Mặt Trời vừa xuất hiện một số lỗ tròn nhỏ - coronal hole, tạo ra những cơn bão địa từ hướng tới Trái Đất.

"Lỗ mới xuất hiện trên Mặt Trời" nghe có vẻ đáng sợ lắm, nhưng thực ra hiện tượng này hoàn toàn bình thường, nhất là khi Mặt Trời đang bước vào giai đoạn Cực Tiểu – Solar minimum. Đây cũng là một giai đoạn bình thường của Mặt Trời trong chu kì tồn tại của nó, nên bạn đừng lo lắng quá nhiều.


Từ trường của Mặt Trời. (Ảnh: NASA.)

Dù xuyên suốt giai đoạn Cực Tiểu này, những lỗ nhỏ xuất hiện không có kích cỡ quá lớn nhưng ta vẫn sẽ phải hứng chịu những cơn bão địa từ. Những lỗ trên có nhiệt độ thấp hơn bề mặt Mặt Trời, lượng plasma tại đó không quá dày đặc và chúng đều có từ trường mở.

Chính thế đã khiến gió Mặt Trời có thể thoát ra dễ dàng, biến thành những bức xạ điện từ hướng về Trái Đất.

Tuần vừa rồi, ba hố nhỏ mới mở ra, gió Mặt Trời với tốc độ cao thoát ra tiến tới Trái Đất. Đây có thể gọi là Bão Mặt Trời đó, nhưng khác với cơn bão biển thường thấy, nó không chứa đựng nhiều nguy hiểm. Cơn bão này đạt mức độ cảnh báo nhỏ nhất có thể có, Mức độ Bão mặt trời G1.

Điều đó đồng nghĩa với việc toàn bộ cư dân Trái Đất sẽ chẳng nhận thấy sự thay đổi đáng kể.


Vị trí ba "coronal hole" trên bề mặt Mặt Trời.

Nhưng mạng lưới điện có thể bị ảnh hưởng chút đỉnh, bao gồm mất điện, liên lạc vệ tihn bị ảnh hưởng nhẹ, dịch vụ GPS hay Internet/truyền hình vệ tinh sẽ có chút trục trặc ngắn. Ngoài ra không có ảnh hưởng gì đáng kể. Mà bão địa từ cũng không phải nguyên do gây ra việc mất các kênh HBO, Starmovie, ... trên truyền hình đâu nhé.

Trong dịp này, có những hiện tượng thiên nhiên thú vị sẽ diễn ra. Những người sống tại vĩ độ cao có thể may mắn chứng kiến được hiện tượng cực quang có tại hai vùng Cực của Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News