Xuất hiện bão Kong-rey ngoài khơi Philippines, diễn biến khó lường, dự báo địa điểm đổ bộ mới

Bão Kong-rey - cơn bão được dự báo thành siêu bão - đang diễn biến khó lường, chuyển hướng đột ngột và đã dự kiến được địa điểm bão đổ bộ.

Tin bão mới nhất của Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines PAGASA lúc 5h sáng 28/10 cho biết, bão Kong-rey - cơn bão mới nhất gần Biển Đông - vẫn duy trì cường độ nhưng giảm tốc độ di chuyển trên Biển Philippines.


Bão Kong-rey là cơn bão mới nhất ngay sau bão Trà Mi - bão số 6 trên Biển Đông. (Ảnh: PAGASA).

Tâm bão Kong-rey (tên địa phương là Leon) đang cách Trung Luzon, Philippines khoảng 840 km về phía đông. Cơn bão mới nhất nối ngay sau bão Trà Mi - bão số 6 ở Biển Đông - đang di chuyển về phía tây với tốc độ 10 km/h, với sức gió duy trì tối đa 85 km/h ở gần tâm bão và gió giật lên tới 105 km/h.

Theo dự báo bão mới nhất của PAGASA, bão Kong-rey sẽ di chuyển về phía tây trong 12 giờ tiếp theo trước khi chuyển hướng sang tây tây bắc vào sáng sớm 29/10. Với các diễn biến di chuyển hiện tại trong đường đi của bão Kong-rey, các nhà dự báo của PAGASA không loại trừ khả năng đường đi của cơn bão mới nhất gần Philippines sẽ tiếp tục di chuyển về phía tây. Sau đó, bão Kong-rey có thể chuyển hướng tây bắc từ 30-31/10.

Dự báo, bão Kong-rey đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc) sáng sớm 1/11 trước khi chuyển hướng bắc đông bắc đi vào Biển Hoa Đông. Mô hình dự báo bão của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cũng nhận định cơn bão mới nhất sau bão Trà Mi cũng sẽ đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc) ngày 1/11.

Theo dự báo đường đi do PAGASA công bố, bão Kong-rey có khả năng quét qua gần khu vực Batanes của Philippines trong ngày 30 hoặc 31/10.


Dự báo đường đi của bão Kong-rey. (Ảnh: PAGASA)

Bão Kong-rey dự kiến mạnh dần lên trong 24 giờ tới và có thể đạt cấp độ bão nhiệt đới dữ dội trong chiều nay (28/10). Bão Kong-rey cũng có khả năng tăng cấp chóng vánh, tức tăng cường độ ít nhất 30 hải lý (khoảng 56 km/h) trong khoảng thời gian 24 giờ.

Trước đó, bão Kong-rey đi vào khu vực dự báo của Philippines (PAR) lúc 19h30 ngày 26/10. Trong bản tin lúc 16h chiều 27/10 của PAGASA, bão Kong-rey cách Trung Luzon 1.000km về phía đông, có sức gió duy trì mạnh nhất 75 km/h gần tâm bão và gió giật lên tới 90km/h khi di chuyển về phía tây với tốc độ 20 km/h. Thời điểm đó, bão Kong-rey được dự báo đổ bộ vào phía tây nam quần đảo Ryukyu, Nhật Bản.

Dự báo bão mới nhất về bão Kong-rey của Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Hải quân Mỹ lưu ý, cơn bão gần Philippines có thể đạt cường độ tối đa trong ngày 31.10, ở cường độ bão cấp 3 trên thang đo Saffir-Simpson, với sức gió duy trì lên tới 205 km/h và gió giật khoảng 240 km/h.

Dự báo, cũng trong ngày 31/10, bão Kong-rey chuyển hướng về phía bắc, hướng tới Đài Loan (Trung Quốc) sau đó vòng lại về phía đông. Việc bão Kong-rey đổi hướng có thể do một áp cao cận nhiệt đới đang phát triển và một rãnh tầng điện ly đang tiến đến phía đông nam Trung Quốc.

Theo các chuyên gia về bão, việc Kong-rey đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc) ở cường độ bão cấp 3 là rất hiếm. Theo dữ liệu kể từ năm 1945, chỉ có 3 cơn bão đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc) với tư cách là cơn bão cấp 3 trong tháng 10 là bão Nock-ten (năm 2004), Longwang (năm 2005) và Krosa (năm 2007).

Tin bão mới nhất của Tân Hoa Xã cho hay, để ứng phó với bão Kong-rey đang hướng về Trung Quốc, tỉnh Phúc Kiến ở miền đông nước này đã kích hoạt phản ứng khẩn cấp cấp 4 với bão Kong-rey. Bão Kong-rey được Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc dự báo sẽ mạnh lên thành bão mạnh hoặc siêu bão.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý do đường băng nóng chảy, đường ray biến dạng ở Anh

Lý do đường băng nóng chảy, đường ray biến dạng ở Anh

Ở một quốc gia có khí hậu ôn đới như Anh, đợt nắng nóng kỷ lục gần đây đã tạo ra thách thức đối với cơ sở hạ tầng và khiến hệ thống giao thông đối mặt với một loạt vấn đề.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Nắng nóng ở Đông Nam Á hiện tại chưa từng có tiền lệ, thời tiết sắp tới sẽ thế nào?

Nắng nóng ở Đông Nam Á hiện tại chưa từng có tiền lệ, thời tiết sắp tới sẽ thế nào?

Các nước Đông Nam Á đang trải qua những ngày nắng nóng liên tiếp, nóng ở mức độ mà các nhà khí tượng học gọi là “có tính lịch sử” và chưa từng có tiền lệ.

Đăng ngày: 11/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tìm thấy

Tìm thấy "mây hang động" hiếm thấy ở Trung Quốc

Các nhà thám hiểm đã phát hiện ra một loại khoáng thể tự nhiên đặc biệt trong hang động Xiniuyan ở huyện Vũ Tuyên, khu tự trị Quảng Tây.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News