Xuất hiện cặp hành tinh có thể sống được, 1 trong 2 giống Trái đất đến khó tin
Sao lùn đỏ LHS 1140 còn có tên là Gliese 3053, là dạng sao "mát mẻ" hơn Mặt trời của chúng ta rất nhiều. Ngôi sao bằng khoảng 1/5 Mặt trời, đã 5 tỉ tuổi.
Tiến sĩ Jorge Lillo-Box từ Trung tâm Thiên văn học CSIC-INTA (Tây Ban Nha) và các cộng sự đã thu thập 113 bộ dữ liệu quan sát bằng kỹ thuật "vận tốc xuyên tâm" mà thiết bị quang phổ EPRESSO của Đài thiên văn Nam Âu và vệ tinh TESS của NASA thu thập được về vùng không gian quanh sao lùn đỏ này.
Hành tinh LHS 1140b là một siêu Trái đất quay quanh sao mẹ mỗi 3,77 ngày.
Kết quả cho thấy hành tinh gần hơn mang tên LHS 1140b là một siêu Trái đất quay quanh sao mẹ mỗi 3,77 ngày, khối lượng bằng 6,5 lần Trái đất. Hành tinh thứ 2 là LHS 1140c, bằng 1,8 khối lượng Trái đất và quay quanh sao mẹ mỗi 24,7 ngày.
Cả 2 hành tinh đều thuộc "vùng sự sống" của ngôi sao mẹ, tức đủ các điều kiện để sở hữu nước lỏng và một khí hậu phù hợp với các sinh vật tương tự sinh vật Trái đất. Ngạc nhiên hơn, các nhà khoa học còn phát hiện sự tồn tại của đại dương sâu khoảng 670-779km. Bản thân hành tinh này được các tác giả ví như "người anh em song sinh" của Trái đất.
Hệ sao này còn có một hành tinh LHS 1140d, quay quanh sao mẹ mỗi 78,9 ngày, nặng hơn Trái đất 4,8 lần. Tuy nhiên nó có vẻ là một hành tinh băng giá, quá lạnh để ở.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Biology.
- Thiên thạch 5 tấn nổ tung trên bầu trời Thụy Điển
- Vì sao người già lại thấp đi?
- Thần đồng 11 tuổi nước Anh đạt điểm IQ tuyệt đối