Thiên thạch 5 tấn nổ tung trên bầu trời Thụy Điển

Thiên thạch lao xuống khí quyển với vận tốc 62.640 km mỗi giờ và tạo ra năng lượng tương đương 180 tấn thuốc nổ TNT.

Một khối cầu lửa lao qua Thụy Điển lúc 4h27 ngày 8/11 (giờ Hà Nội), thắp sáng cả bầu trời lẫn mặt đất trong giây lát. Người dân sống gần khu vực này nghe thấy tiếng nổ lớn và tiếng ầm ầm kéo dài như động cơ hoặc sấm.


Năng lượng của thiên thạch này tương đương 180 tấn thuốc nổ TNT.

Tổ chức Thiên thạch Quốc tế (IMO) nhận được nhiều báo cáo của những người trực tiếp chứng kiến, chủ yếu từ Đan Mạch, miền nam Thụy Điển và Na Uy. Trong khi đó, Mạng lưới Thiên thạch Na Uy nhận được tổng cộng gần 100 báo cáo khoảng một ngày sau sự kiện.

Theo phân tích của Mạng lưới Thiên thạch Na Uy (Norsk Meteornettverk), thiên thạch này tiến vào khí quyển Trái Đất với góc 70,4 độ, vận tốc đạt 62.640km mỗi giờ. "Thiên thạch phát sáng khi tới cách Stockholm 100km về phía tây và cách Vasteras 15km về phía bắc, độ cao lúc này khoảng 83km. Sau đó, nó di chuyển theo hướng đông bắc và biến mất ở độ cao 17km, cách Uppsala 45km về phía tây", Karl Antier, chuyên gia tại IMO, cho biết.

Esther Drolshagen, chuyên gia thuộc dự án Hệ thống Giám sát Cận thời gian thực (NEMO), ước tính năng lượng của thiên thạch tương đương 180 tấn thuốc nổ TNT. Các nhà khoa học cho rằng với vận tốc 62.640km mỗi giờ và khối lượng riêng ước tính 3.000kg/m3, thiên thạch có đường kính khoảng 1,5m và nặng khoảng 5 tấn. Họ đang tính toán xem các mảnh vỡ của nó có thể xuyên qua khí quyển và rơi xuống mặt đất hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News