Bản đồ hang động sâu nhất trên Trái đất có từ kỷ Phấn Trắng

Hang động có độ sâu 2.197 mét ở Georgia đã và đang thu hút hàng trăm nhà thám hiểm trên khắp thế giới đến đây khám phá mỗi năm.

Mới đây, các nhà khoa học đã lập ra bản đồ chi tiết cho hang động sâu nhất trên Trái đất - hang Krubera. Hang này nằm lọt trong khối núi Arabika - một trong những ngọn núi đá vôi cao nhất ở Abkhazia, Georgia. Nó được hình thành từ trong kỷ Phấn Trắng và kỷ Jura muộn, thời kỳ loài khủng long còn làm bá chủ trên Trái đất.

Bản đồ hang động sâu nhất trên Trái đất có từ kỷ Phấn Trắng

Khu vực này có rất nhiều hang động sâu từ khoảng 500m tới gần 2.000m. Phía Tây Nam của Arabika giáp với Biển Đen.

Bản đồ hang động sâu nhất trên Trái đất có từ kỷ Phấn Trắng

Hang Krubera còn có tên khác là hang Voronya hay Voronja (có nghĩa là hang quạ trong tiếng Nga). Nguồn gốc cái tên Voronya xuất phát từ việc khi các nhà nghiên cứu tới đây vào năm 1980 thì thấy lối vào hang đã bị bịt kín bởi tổ của những con quạ.

Bản đồ hang động sâu nhất trên Trái đất có từ kỷ Phấn Trắng
Hang động được đặt theo tên của nhà khoa học người Nga - Alexander Krubera

Vào đầu thập niên 1960, nhà khoa học người Nga - Alexander Krubera cùng các nhà thám hiểm khác đã tiến hành các cuộc thăm dò hang động đầu tiên ở thung lũng này và tìm ra lối vào miệng hang Krubera. Do đó, tên ông được lấy để đặt cho chiếc hang động kì bí này.

Từ thập niên 1980, các nhà thám hiểm đã tiến hành nhiều cuộc thăm dò với mong muốn có thể biết được độ sâu đích thực của hang. Kỷ lục hiện nay được ghi nhận là 2.197m được thiết lập vào ngày 5/8/2007 bởi một đoàn thám hiểm quốc tế gồm 56 người, nhưng hành trình khám phá vẫn chưa có đi tới điểm kết thúc.

Bản đồ hang động sâu nhất trên Trái đất có từ kỷ Phấn Trắng
Hang Krubera đã được công nhận là hang động đầu tiên trên thế giới có chiều sâu vượt qua 2.000m

Các nhà khoa học tin rằng, kỷ lục này cũng có thể sẽ còn được thay đổi. Nhưng với thành tích này, hang Krubera đã được công nhận là hang động đầu tiên trên thế giới có chiều sâu vượt qua 2.000m.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tìm tòi nghiên cứu để chinh phục thử thách độ sâu của chiếc hang "không đáy" này để có thể lập thêm được nhiều bản đồ chi tiết hơn nữa về nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Tàu Manta -

Tàu Manta - "ngôi sao" trong dự án thu gom chất thải dẻo ở đại dương

Được thiết kế dựa trên những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực tự cung cấp năng lượng sạch, tàu Manta có chiều dài 70m, chiều rộng 49m và chiều cao 61m.

Đăng ngày: 16/04/2018
Nam Cực ghi nhận tình trạng tuyết rơi kỷ lục do... Trái đất nóng lên

Nam Cực ghi nhận tình trạng tuyết rơi kỷ lục do... Trái đất nóng lên

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature vào năm 2012 cho thấy, tuyết có liên quan đến sự gia tăng tốc độ băng tan và trôi dạt.

Đăng ngày: 12/04/2018
Vì sao nông dân đốt rơm rạ?

Vì sao nông dân đốt rơm rạ?

Mỗi năm vào vụ thu hoạch, ông Nguyễn Văn Đông, xã Bình An (Thăng Bình, Quảng Nam) canh tác 10 sào lúa thì năm sào ông đưa rơm về nhà, năm sào đốt tại ruộng.

Đăng ngày: 12/04/2018
Hiện tượng thủy triều đỏ là gì?

Hiện tượng thủy triều đỏ là gì?

"Thủy triều đỏ" hay sự "nở hoa" của tảo là cách gọi để chỉ hiện tượng bùng nổ về số lượng của tảo biển. Sự "nở hoa" của tảo có khi làm nước biển màu đỏ, có khi màu xanh, màu xám hoặc như màu cám gạo...

Đăng ngày: 11/04/2018
Sự nguy hiểm của thủy triều đỏ

Sự nguy hiểm của thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ là thuật ngữ chỉ hiện tượng tảo đồng loạt nở hoa, gây hại cho các loài sinh vật, bao gồm san hô, các loài rong biển, động vật và cả con người.

Đăng ngày: 11/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News