Xuất hiện đám mây vuông vắn trên bầu trời khiến nhiều người thắc mắc, có thể là gì?
Những người chứng kiến đã rất bất ngờ và có người lo lắng khi nhìn thấy đám mây có hình dạng vuông vắn “như một miếng bánh được cắt gọn” trên bầu trời. Lời giải thích cho hiện tượng này có thể là gì?
Ai cũng biết rằng những đám mây có thể mang đủ loại hình dạng, kích thước, màu sắc và thậm chí là có nhiều kiểu di chuyển khác nhau. Nhưng không ai có thể không bất ngờ khi nhìn thấy một đám mây vuông vắn đến hoàn hảo, như thể được cắt một cách dứt khoát, gọn gàng.
Hình ảnh đám mây này do một người ghi lại ở Memphis (bang Tennessee, Mỹ) rồi đăng lên mạng. Nó nhanh chóng nhận được hàng trăm nghìn lượt thích và rất nhiều người băn khoăn rằng tại sao lại có một đám mây lạ mắt như thế.
Netizen viết những bình luận như:
“Hôm nay “hệ điều hành” của bầu trời bị lỗi rồi sao?”.
“Tôi đã biết là dạo gần đây bầu trời không bình thường đâu”.
“Tôi từng nghe Elon Musk nói rằng rất có thể tất cả chúng ta đang sống trong một trò chơi thực tế ảo, bây giờ tôi bắt đầu tin rồi đấy”.
Đúng là thật khó hiểu khi có đám mây vuông vắn như thể có ai đó lấy dao hoặc kéo cắt và dán lên bầu trời như vậy.
Trong khi đám mây vuông đang trở thành tâm điểm bàn tán thì cơ quan khí tượng ở Mỹ đã lên tiếng. Họ cho biết, năm 2014, phi hành gia Reid Wiseman của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) đã từng nhìn thấy một đám mây vuông vắn và chụp được ảnh nó từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. Đám mây đó dù có hình thù kỳ lạ nhưng không gây ra vấn đề gì cả.
Một đám mây vuông vắn đang trôi, do phi hành gia Reid Wiseman chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. (Ảnh: Reid Wiseman).
Hình dạng của những đám mây có thể được tạo nên do gió và hơi nước, nhưng rất hiếm khi mây có một hình thù gì đó hoàn hảo, mặc dù đám mây vuông nói trên có thể cũng chỉ do tình cờ mà có hình như thế. Nhà khí tượng học Roger Smith ở ĐH Munich (Đức), nói rằng đám mây hình vuông “không phải là một điều bí ẩn, nhưng rất hiếm và rất đặc biệt”. Tuy nhiên, ông chia sẻ rằng vì chưa có bằng chứng nào là những “đám mây kỳ lạ” này báo hiệu hoặc gây ra hiện tượng cực đoan gì, nên các nhà khoa học khó tìm được tài trợ mà nghiên cứu chúng.
Ông Smith nói: “Thật khó để có ngân sách mà nghiên cứu một thứ trông gọn gàng, hoàn hảo như thế”.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng
Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.
