Xuất hiện hành tinh giống Trái đất, chỉ cách 22 năm ánh sáng

 Đó là một hành tinh đá mang tên LTT 1445 Ac, quay quanh một ngôi sao lùn đỏ nhỏ.

Hành tinh LTT 1445 Ac được xác định ban đầu bởi kính viễn vọng săn ngoại hành tinh TESS của NASA, sống trong một hệ ba ngôi sao khác thường.

Nó chỉ quay quanh một ngôi sao lùn đỏ là LTT 1445 A, nhưng nếu bạn ở trên đó bạn có thể thấy được cả các ngôi sao LTT 1445 B và LTT 1445 C, khiến quang cảnh trên hành tinh này khá giống một hành tinh giả tưởng trong phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao).

Xuất hiện hành tinh giống Trái đất, chỉ cách 22 năm ánh sáng
Quang cảnh trên hành tinh LTT 1445 Ac với ba "mặt trời đỏ", một cái ở gần và hai cái ở xa, là ba ngôi sao của hệ sao LTT 1445 - (Đồ họa: NASA).

Trong nghiên cứu mới vừa được công bố trên Astronomical Journal, nhóm tác giả dẫn đầu bởi TS Emili Pass từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (Mỹ) đã phát hiện ra một điều thậm chí còn đặc biệt hơn: Nó thuộc nhóm ngoại hành tinh kích cỡ tương tự Trái đất.

Đó chính là loại hành tinh mà TESS có nhiệm vụ tìm kiếm, bởi kích thước tương tự thế giới của chúng ta là một trong những yếu tố đầu tiên khiến một hành tinh có tiềm năng cho sự sống.

Dựa vào các quan sát bổ sung bằng kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà khoa học Mỹ tính ra được hành tinh này có khối lượng gấp 1,37 lần và bán kính gấp 1,07 lần Trái đất.

Như vậy, mật độ của nó khá giống địa cầu, phản ánh bản chất rõ ràng của một hành tinh đá, tức cùng loại với hành tinh của chúng ta.

Điều không may duy nhất là hành tinh này quay quá gần sao mẹ so với mong đợi. Dù sao lùn đỏ này mờ, mát hơn ngôi sao mẹ của chúng ta nhiều, nhưng với chu kỳ quỹ đạo chỉ 3,12 ngày, nhiệt độ bề mặt hành tinh này lên tới 260 độ C.

Nhiệt độ này quá nóng với các dạng sống đã biết trên Trái đất. Điều này không giúp khẳng định nó không sống được, nhưng cơ hội có sự sống tiềm năng đã giảm mạnh.

Tuy nhiên với khoảng cách quá 22 năm ánh sáng và dữ liệu quá cảnh rõ ràng từ một lần quan sát đặc biệt khi nó bay ngay vùng không gian giữa sao mẹ và địa cầu, các nhà khoa học có cơ hội vàng để tìm hiểu bầu khí quyển của nó.

Việc mô tả cụ thể hơn ngoại hành tinh này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn cách một thế giới giống như hành tinh quê hương của chúng ta có thể hình thành và phát triển trong các hệ thống sao khác nhau, từ đó giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm sự sống trong thiên hà.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thành công đến từ vụ nổ tên lửa mạnh nhất thế giới Starship

Thành công đến từ vụ nổ tên lửa mạnh nhất thế giới Starship

13h giờ GMT chiều 18/11 (20h theo giờ Việt Nam), tên lửa khổng lồ cao 120 mét đã cất cánh khỏi mặt đất từ bãi phóng ở Boca Chica, Mỹ. Song cả hai tầng của tên lửa đều đã phát nổ.

Đăng ngày: 20/11/2023
Danh sách “truy nã” của NASA: 5 vật thể có thể tấn công địa cầu!

Danh sách “truy nã” của NASA: 5 vật thể có thể tấn công địa cầu!

Các vật thể nguy hiểm hàng đầu được hệ thống giám sát Sentry của Trung tâm Nghiên cứu vật thể gần Trái Đất (CNEOS) trực thuộc NASA theo dõi gắt gao, trong đó có những cái tên rất quen thuộc.

Đăng ngày: 19/11/2023
Câu hỏi lớn nhất của nhân loại: Chúng ta có đơn độc trong vũ trụ?

Câu hỏi lớn nhất của nhân loại: Chúng ta có đơn độc trong vũ trụ?

Chúng ta có đơn độc trong vũ trụ? Đó là câu hỏi con người đã trăn trở trong suốt lịch sử tồn tại của mình

Đăng ngày: 18/11/2023
Việt Nam đón “sư tử trời phun lửa” đẹp nhất vào đêm 18-11

Việt Nam đón “sư tử trời phun lửa” đẹp nhất vào đêm 18-11

Từ phía chòm sao hình con sư tử, mưa sao băng Leonids sẽ đạt đỉnh phun trào vào đêm 18, rạng sáng 19-11, theo góc quan sát từ Việt Nam.

Đăng ngày: 18/11/2023
Vụ nổ bí ẩn mạnh gấp 100 tỷ lần Mặt trời

Vụ nổ bí ẩn mạnh gấp 100 tỷ lần Mặt trời

Một nhóm nhà thiên văn học phát hiện ánh sáng từ vụ nổ lặp lại nhiều lần với năng lượng gấp 100 tỷ lần Mặt trời.

Đăng ngày: 18/11/2023

"Lỗ thủng đôi" trên Mặt trăng là do tên lửa Mỹ hoặc Trung Quốc?

Một nghiên cứu mới đã nâng số " nghi phạm" làm xuất hiện một miệng hố va chạm đôi kỳ lạ trên Mặt Trăng năm ngoái lên 2. Cả 2 đều là tên lửa dùng để phóng phương tiện vũ trụ.

Đăng ngày: 17/11/2023
Chuyến bay đầu tiên cũng là cuối cùng của tàu con thoi Buran

Chuyến bay đầu tiên cũng là cuối cùng của tàu con thoi Buran

Cách đây đúng 35 năm, tàu vũ trụ Buran của Liên Xô đã thực hiện chuyến bay đầu tiên và đáng tiếc khi cũng là cuối cùng.

Đăng ngày: 17/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News