Xuất hiện mã độc tống tiền mới lây lan nhanh chóng

“Bad Rabbit” là mã độc tống tiền mới đang lây lan nhanh chóng tại Nga và Tây Âu.

Theo hãng bảo mật Group-IB, ransomware có tên Bad Rabbit đã tấn công 3 hãng truyền thông của Nga, trong đó có hãng tin Interfax. Một khi có mặt trên máy tính, Bad Rabbit hiển thị thông điệp với ký tự màu đỏ trên nền đen, khá giống với ransomware NotPetya. Hacker yêu cầu nạn nhân đăng nhập vào website Tor để trả 0,05 Bitcoin (tương đương 282 USD ở thời điểm bài viết). Trang web cũng hiển thị đồng hồ đếm ngược trước khi số tiền này tăng lên.

Không rõ ai đứng sau vụ tấn công, nạn nhân là ai, mã độc phát tán như thế nào hay có nguồn gốc từ đâu. Trên Twitter, Interfax cho biết do tấn công mạng, máy chủ của họ đang bị sập. Sân bay Odessa ở Ukraine cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công hôm 24/10 nhưng không rõ có phải là Bad Rabbit không.

Xuất hiện mã độc tống tiền mới lây lan nhanh chóng
Mã độc tống tiền Bad Rabbit.

Cơ quan ứng cứu khẩn cấp máy tính Ukraine CERT-UA đã đăng cảnh báo sáng ngày 24/10 về một làn sóng tấn công mạng mới nhưng không nhắc đích danh Bad Rabbit. Người phát ngôn của Group-IB nói Bad Rabbit nhằm vào các hãng truyền thông Nga như Interfax và Fontanka cũng như các đối tượng ở Ukraine như sân bay Odessa, ga điện ngầm Kiev, Bộ Cơ sở tạ hầng Ukraine.

Kaspersky Lab cung cấp thông tin phần lớn các ca nhiễm Bad Rabbit là tại Nga, bên cạnh một số tại Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức. Hãng bảo mật gọi Bad Rabbit là “tấn công mục tiêu nhằm vào mạng doanh nghiệp, sử dụng phương thức tương tự phương thức được dùng trong cuộc tấn công ExPetr (NotPetya)”. Tuy nhiên, Kaspersky không thể xác nhận nó có liên quan đến NotPetya hay không.

ESET, một công ty an ninh mạng khác tại Cộng Hòa Séc, xác nhận đang có một chiến dịch ransomware. Trên blog, công ty viết ít nhất trường hợp của ga Kiev, mã độc này là “biến thể mới của ransomware Petya”. ESET đã xác định được hàng trăm ca lây nhiễm.

Một nhà nghiên cứu từ Proofpoint cho rằng Bad Rabbit được phát tán qua công cụ cài đặt Adobe Flash Player giả mạo. Các chuyên gia của Kaspersky Lab cũng xác nhận và bổ sung rằng malware dropper – tập tin phát động mã độc – được phân phối qua các trang hợp pháp nhưng bị cài bẫy, tất cả đều là trang tin hoặc truyền thông.

Adobe Flash Player giả không phải con đường duy nhất. Theo ESET, ransomware còn cố lây nhiễm máy tính trong cùng mạng nội bộ thông qua giao thức chia sẻ dữ liệu SMB của Windows rồi sau đó dùng công cụ Mimikatz.

Theo thư viện mã độc VirusTotal, ban đầu rất ít công ty bảo mật xác định Bad Rabbit là độc hại. Một nhà nghiên cứu của McAfee nói Bad Rabbit mã hóa nhiều loại tập tin khác nhau, bao gồm .doc, .docx, .jpg và các loại file phổ thông khác. Vài chuyên gia cho biết Bad Rabbit chứa một số quy chiếu đến loạt phim Games of Thrones, cụ thể là tên của 3 con rồng Drogon, Rhaegal, Viserion. Hacker cũng nhắc đến bộ phim Hackers (1995) trong code của chúng.

Như thường lệ, bất kỳ nạn nhân nào cũng không khuyến khích trả tiền chuộc. Không có gì bảo đảm bạn sẽ nhận lại được dữ liệu nhưng quan trọng hơn, từ chối làm giảm động lực của các cuộc tấn công mã độc đòi tiền chuộc trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Canada phát hành phần mềm chống gián điệp thông tin

Canada phát hành phần mềm chống gián điệp thông tin

Phóng viên tại Canada dẫn tuyên bố của cơ quan trên cho biết đây là

Đăng ngày: 26/10/2017
Lỗ hổng trong mạng Wi-Fi nguy hiểm thế nào?

Lỗ hổng trong mạng Wi-Fi nguy hiểm thế nào?

WPA, phương thức bảo mật được sử dụng trong hầu hết các kết nối Wi-Fi trên toàn cầu, đã bị phá vỡ.

Đăng ngày: 17/10/2017
Ông chủ Playboy đã giúp tạo ra định dạng ảnh JPEG như thế nào?

Ông chủ Playboy đã giúp tạo ra định dạng ảnh JPEG như thế nào?

Nghe có vẻ khó tin, nhưng chính một bức ảnh trên tờ tạp chí

Đăng ngày: 02/10/2017
Tại sao các phiên bản Android lại được đặt tên theo đồ tráng miệng ngọt?

Tại sao các phiên bản Android lại được đặt tên theo đồ tráng miệng ngọt?

Lý do tại sao các phiên bản Android lại được đặt tên theo đồ tráng miệng ngọt? Phải chăng vì Google cho rằng Android chính là món quà chiều ngọt ngào nhất tới người dùng?

Đăng ngày: 27/09/2017
Cảnh báo về loại ứng dụng cho đo huyết áp bằng vân tay rất nguy hiểm

Cảnh báo về loại ứng dụng cho đo huyết áp bằng vân tay rất nguy hiểm

Mới đây, một người dùng Facebook T.Đ đã chia sẻ về việc bắt gặp bệnh nhân và người nhà của họ sử dụng ứng dụng đo huyết áp và nhịp tim bằng camera và dấu vân tay.

Đăng ngày: 20/09/2017
Công bố ứng dụng smartphone phát hiện tổn thương não

Công bố ứng dụng smartphone phát hiện tổn thương não

PupilSceen được coi là một dạng trí thông minh nhân tạo có thể định lượng những thay đổi không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Đăng ngày: 18/09/2017
Giá của iPhone X như nào ở các quốc gia bán iPhone đắt nhất thế giới?

Giá của iPhone X như nào ở các quốc gia bán iPhone đắt nhất thế giới?

Trong một khảo sát được ngân hàng Deutsche đưa ra vào tháng 5 vừa rồi, chúng ta đã thấy được bản đồ về giá bán iPhone tại nhiều nước trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là nơi mà iPhone có giá cao nhất.

Đăng ngày: 15/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News