Xuất hiện nhiều vi khuẩn "siêu kháng thuốc" ở Việt Nam

Hiện nay, có một vài loại “siêu vi khuẩn” kháng lại mọi loại thuốc kháng sinh, phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.

Việt Nam xuất hiện nhiều vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh

Theo đánh giá của các nhà khoa học, sự ra đời của kháng sinh là một thành tựu lớn của y học, nhờ kháng sinh, mỗi năm trên thế giới có hàng chục triệu người mắc các bệnh nhiễm khuẩn đã được chữa khỏi và cứu sống. Kháng sinh được coi như một vũ khí vĩ đại trong cuộc chiến của loài người nhằm chống lại vi khuẩn và các nhiễm khuẩn do chúng gây ra.

Tuy nhiên, có một thực tế đáng báo động là tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đang gia tăng chóng mặt, với số lượng vi khuẩn kháng thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng.

PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong nhiều trường hợp, mặc dù dùng kháng sinh điều trị nhưng tình trạng nhiễm khuẩn vẫn không được cải thiện, vi khuẩn vẫn tồn tại và phát triển.

Xuất hiện nhiều vi khuẩn siêu kháng thuốc ở Việt Nam
Xuất hiện nhiều loại vi khuẩn siêu kháng thuốc.

Thậm chí có những trường hợp vi khuẩn đề kháng nhưng đó là đề kháng giả. “Ví dụ, khi vi khuẩn gây bệnh nằm trong các ổ áp xe, ổ mủ... có các tổ chức hoại tử, tổ chức viêm bao bọc khiến cho kháng sinh không thể thấm tới vị trí tổn thương được hoặc chỉ một lượng nhỏ kháng sinh có thể tới vị trí đó”, PGS Trung cho biết.

Theo đó, vi khuẩn có các gene đề kháng sẽ ít hoặc không chịu tác động của kháng sinh khi điều trị. Đặc biệt, việc điều trị một số vi khuẩn có vai trò quan trọng gây các nhiễm khuẩn ở bệnh viện, cộng đồng như viêm phổi, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết... sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu vi khuẩn đề kháng với nhiều loại kháng sinh hiện có, bệnh nhân có thể bị tử vong do thất bại điều trị.

Tuy nhiên vi khuẩn thường xuyên có sự thay đổi về cấu trúc hay sinh lý để kháng lại kháng sinh. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng kháng sinh, hết sức tránh việc lạm dụng kháng sinh nhiều hạn chế khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.

Nói về việc quyết định cho người bệnh điều trị bằng kháng sinh, PGS Trung nhận định, theo nguyên tắc, nếu điều trị kháng sinh phải dựa vào kết quả định danh vi sinh và kháng sinh đồ, chứ không thể dựa vào kinh nghiệm hay thăm khám lâm sàng.

“Kể cả bác sĩ có kinh nghiệm hay dựa vào thăm khám lâm sàng đi chăng nữa thì cũng không thể nào cho được một phán đoán chính xác rằng, con vi khuẩn đấy là vi khuẩn gì và việc chỉ định kháng sinh chính xác để điều trị là rất khó”, PGS Trung nói.

BS Trung cho biết, những trường hợp nhiễm khuẩn, biện pháp điều trị là phải dùng kháng sinh và nguyên tắc khi dùng kháng sinh là phải xác định được vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ, có nghĩa là phải xác định được con vi khuẩn đó nhạy cảm với kháng sinh gì và kháng với kháng sinh gì sau đó bác sĩ sẽ chọn kháng sinh phù hợp để điều trị.

“Nếu một bệnh nhân điều trị không khỏi có nghĩa là bác sĩ chọn kháng sinh đồ không đúng. Việc chọn kháng sinh đồ không đúng sẽ dẫn đến kéo dài thời gian điều trị. Nếu bình thường điều trị 7 – 10 ngày là khỏi, nhưng vì xác định không đúng mà số thời gian điều trị phải tăng lên gấp đôi, kéo theo đó số tiền điều trị cũng tăng theo, thậm trí do điều trị không kịp thời có thể gây nguy hiểm”, PGS Trung cảnh báo.

  • Đột phá mới trong cuộc chiến chống kháng thuốc
  • Tìm ra cách xác định khuẩn kháng thuốc trong vài phút
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News